Page 22 - TLDH_ghep
P. 22

lập, mặt đối lập chứa đựng các yếu tố tích cực, tiến bộ nhất định thắng lợi và trở

                  thành nguyên nhân, nguồn gốc của sự phát triển.
                         + Ý nghĩa của quy luật:
                         * Trong nhận thức và thực tiễn phải phát hiện được những mâu thuẫn của

                  sự vật hiện tượng, biết phân loại mâu thuẫn, có các biện pháp để giải quyết mâu
                  thuẫn thích hợp.

                         * Phải có quan điểm lịch sử cụ thể khi giải quyết mâu thuẫn.
                         - Quy luật phủ định của phủ định:
                         + Quy luật phủ định của phủ định là về quy luật về khuynh hướng chung

                  của mọi sự vận động, phát triển.
                         + Thế giới vật chất tồn tại, vận động phát triển không ngừng. Sự vật, hiện

                  tượng cũ mất đi, sự vật mới ra đời thay thế được gọi là phủ định.
                         + Đặc trưng cơ bản của phủ định biện chứng:
                         * Phủ định biện chứng là sự tự phủ định do mâu thuẫn bên trong, vốn có

                  của sự vật. Là phủ định gắn liền với sự vận động phát triển. Có sự kế thừa yếu tố
                  tích cực của sự vật cũ và được cải biến đi cho phù hợp với cái mới.

                         * Phủ định biện chứng là sự phủ định vô tận. Cái mới phủ định cái cũ,
                  nhưng cái mới không phải là mới mãi, nó s  cũ đi và bị cái mới khác phủ định;

                  không có lần phủ định nào là phủ định cuối cùng.
                         * Phủ định biện chứng gắn với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể; mỗi loại sự
                  vật có phương thức phủ định riêng; phủ định trong tự nhiên khác với phủ định

                  trong xã hội, và cũng khác với phủ định trong tư duy.
                         + Sự vật nào vận động phát triển cũng có tính chu kỳ.

                         * Tính chu kỳ của sự phát triển là từ một điểm xuất phát, trải qua một số
                  lần phủ định, sự vật dường như quay trở lại điểm xuất phát nhưng trên cơ sở mới

                  cao hơn.
                         * Sự vật khác nhau thì chu kỳ, nhịp điệu vận động phát triển dài, ngắn
                  khác nhau.

                         * Mỗi lần phủ định là kết quả của sự đấu tranh và chuyển hoá các mặt đối lập.
                         * Phủ định lần thứ nhất làm cho sự vật trở thành cái đối lập với chính nó.

                         * Phủ định lần thứ hai sự vật mới ra đời, đối lập với cái đối lập, nên sự vật
                  dường như quay lại cái cũ, nhưng trên cơ sở mới cao hơn.
                         + Phép biện chứng duy vật khẳng định vận động phát triển đi lên, là xu

                  hướng chung của thế giới, nhưng không diễn ra theo đường thẳng, mà diễn ra
                  theo đường xoáy ốc quanh co phức tạp.

                         Trong điều kiện nhất định, cái cũ tuy đã cũ, nhưng còn có những yếu tố
                  vẫn mạnh hơn cái mới. Cái mới còn non nớt chưa có khả năng thắng ngay cái






                                                              21
   17   18   19   20   21   22   23   24   25   26   27