Page 19 - TLDH_ghep
P. 19
* Trong tự nhiên có phát triển của giới vô sinh và hữu sinh.
* Trong xã hội, có phát triển của tiến trình lịch sử xã hội loài người.
* Xã hội loài người ở thời đại sau bao giờ cũng phát triển cao hơn, tiến bộ
hơn xã hội thời đại trước về mọi mặt kinh tế, chính trị, văn hoá...
* Phát triển trong tư duy là nhận thức con người ngày càng rõ hơn, khám
phá nhiều hơn những điều bí ẩn của thế giới vô cùng, vô tận.
Nhận thức của từng người là có hạn, nhận thức của con người là vô hạn.
Nhận thức của thế hệ sau, bao giờ cũng kế thừa, phát triển và có những biểu hiện
cao hơn thế hệ trước.
+ Nguyên nhân của sự phát triển là do sự liên hệ và tác động qua lại giữa
các mặt, các yếu tố bên trong của sự vật, hiện tượng. Các yếu tố bên ngoài
không thể quyết định sự phát triển của sự vật, hiện tượng. Con người chỉ có thể
nhận thức và thúc đẩy hiện thực phát triển nhanh hơn hoặc chậm lại mà thôi.
+ Ý nghĩa phương pháp luận:
* Quá trình nhận thức, phải xem xét sự vật, hiện tượng theo xu hướng vận
động phát triển, tránh cách nhìn phiến diện với tư tưởng định kiến, bảo thủ.
* Mỗi cá nhân phải xây dựng tư tưởng lạc quan trước những khó khăn,
thất bại trong công việc và cuộc sống, vững tin vào tương lai.
c. Những quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật
- Về nhận thức quy luật:
+ Quy luật là những mối quan liên hệ bản chất, tất nhiên, bên trong, có
tính phổ biến và được lặp đi lặp lại giữa các mặt, các yếu tố trong cùng một sự
vật, hiện tượng, hay giữa các sự vật hiện tượng.
+ Trong thế giới có nhiều loại quy luật khách quan: Quy luật phổ biến,
quy luật chung, quy luật riêng; quy luật tự nhiên, quy luật xã hội…
* Quy luật tự nhiên diễn ra một cách tự phát, thông qua tác động của lực
lượng tự nhiên.
* Quy luật xã hội, được hình thành và tác động thông qua hoạt động của
con người.
Quy luật xã hội thường biểu hiện ra như một xu hướng, không biểu hiện
theo quan hệ trực tiếp, có tính xác định với từng việc, từng người. Các sự kiện
trong đời sống xã hội nếu xảy ra trong thời gian càng dài, không gian càng rộng,
lặp đi, lặp lại thì tính quy luật của nó biểu hiện càng rõ.
Tác động của quy luật xã hội phụ thuộc vào nhận thức và vận dụng của
con người. Con người là chủ thể của xã hội và của lịch sử, không có con người
thì không có xã hội và do đó cũng không có quy luật của xã hội.
18