Page 14 - TLDH_ghep
P. 14

* Thông qua sự phản ánh ấy con người có thể nhận thức được sự tồn tại

                  của vật chất.
                         * Vật chất nhất định phải là cái có trước; còn cảm giác, ý thức của con
                  người là cái có sau, là cái phụ thuộc vào vật chất, chỉ là sự phản ánh đối với vật

                  chất, có nguồn gốc từ vật chất.
                         + Ý nghĩa phương pháp luận:

                         * Định nghĩa vật chất của V.I. Lênin đã chỉ ra căn cứ cơ bản nhất để phân
                  biệt các hiện tượng vật chất với hiện tượng ý thức là thuộc tính tồn tại khách quan.
                         Vật chất là tất cả những gì tồn tại khách quan.

                         Ý thức chỉ là sự phản ánh đối với vật chất, nó phụ thuộc vào vật chất.
                         * Vật chất không chỉ bao gồm các sự vật hiện tượng vật lý như điện, từ

                  trường, nguyên tử, vật thể… mà còn bao gồm cả những tồn tại khách quan của
                  đời sống xã hội - đó là các quan hệ kinh tế trong đời sống xã hội loài người, các
                  quan hệ này cũng tồn tại khách quan, độc lập với ý chí của con người…

                         * Định nghĩa vật chất của V.I.Lênin đã xác lập cơ sở lý luận triết học để
                  nghiên cứu trên lập trường duy vật không chỉ về giới tự nhiên mà còn là về đời

                  sống xã hội loài người.
                         - Phương thức và hình thức tồn tại cơ bản của vật chất:
                         + Vận động của vật chất:

                         * Khái niệm: “Vận động là phương thức tồn tại của vật chất, bao gồm tất
                  cả mọi sự thay đổi và mọi quá trình diễn ra trong vũ trụ, kể từ sự thay đổi vị trí

                  đơn giản cho đến tư duy”.
                         * Quan hệ giữa vận động với vật chất: Vận động là thuộc tính cố hữu của
                  vật chất nên vận động và vật chất không tách rời nhau. Sự vận động động của

                  vật chất là vĩnh viễn.
                         * Nguồn gốc vận động của vật chất: Là sự vận động tự thân, do mâu thuẫn

                  bên trong quyết định; do tác động qua lại giữa các yếu tố trong cùng một sự vật
                  hay giữa các sự vật với nhau.
                         * Các hình thức cơ bản của vận động: Có 5 hình thức vận động cơ bản là

                  vận động cơ học, lý học, hóa học, sinh học và vận động xã hội.
                         Các hình thức vận động đó khác nhau về chất. Không được quy gộp hay so

                  sánh hình thức vận động này với hình thức vận động khác. Các hình thức vận
                  động có mối liên hệ nhất định, có thể chuyển hóa cho nhau và luôn được bảo toàn.
                  Hình thức vận động cao ra đời từ hình thức vận động thấp. Hình thức vận động xã

                  hội là hình thức vận động cao nhất, vì nó là sự vận động của các chế độ xã hội
                  thông qua con người. Vận động xã hội bao hàm mọi hình thức vận động khác.

                         * Vận động là tuyệt đối, đứng im là tương đối: Đây là một trong những
                  nguyên lý cơ bản của phép biện chứng duy vật.




                                                              13
   9   10   11   12   13   14   15   16   17   18   19