Page 18 - TLDH_ghep
P. 18

- Phép biện chứng duy vật bao gồm hai nguyên lý cơ bản, sáu cặp phạm

                  trù và ba quy luật cơ bản.
                         b. Hai nguy n lý cơ bản của phép biện chứng duy vật
                         - Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến:
                         + Thế giới có vô vàn các sự vật, hiện tượng nhưng chúng tồn tại trong mối

                  liên hệ trực tiếp hay gián tiếp với nhau.
                         * Giữa các sự vật, hiện tượng luôn tồn tại sự quy định lẫn nhau, tác động

                  lẫn nhau và làm biến đổi lẫn nhau.
                         * Mỗi sự vật hay hiện tượng của thế giới cũng là một hệ thống, được cấu
                  thành từ nhiều yếu tố, nhiều mặt... tồn tại trong mối liên hệ ràng buộc lẫn nhau,

                  chi phối và làm biến đổi lẫn nhau.
                         + Mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng rất đa dạng, muôn hình, muôn vẻ:
                         * Mối liên hệ bên trong và mối liên hệ bên ngoài: Mối liên hệ bên trong là

                  mối liên hệ giữa các mặt, các yếu tố trong một sự vật hay một hệ thống. Mối liên hệ
                  bên ngoài là mối liên hệ giữa vật này với vật kia, hệ thống này với hệ thống kia.
                         * Mối liên hệ chung và mối liên hệ riêng.

                         * Mối liên hệ trực tiếp không thông qua trung gian lại và mối liên hệ gián
                  tiếp, thông qua trung gian.

                         * Mối liên hệ tất nhiên và mối liên ngẫu nhiên.
                         * Mối liên hệ cơ bản và mối liên không cơ bản...
                         + Ý nghĩa phương pháp luận:

                         * Phải có quan điểm toàn diện và quan điểm lịch sử - cụ thể; phải xem xét
                  kỹ các mối liên hệ bản chất, bên trong sự vật, hiện tượng.
                         * Tránh cách nhìn phiến diện, một chiều, chung chung trong việc nhận

                  thức, giải quyết mọi vấn đề trong thực tiễn cuộc sống và công việc.
                         - Nguyên lý về sự phát triển
                         + Mọi sự vật, hiện tượng luôn luôn vận động và phát triển không ngừng.

                         * Có những vận động diễn ra theo khuynh hướng đi lên, từ thấp đến cao,
                  từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện.

                         * Có khuynh hướng vận động thụt lùi, đi xuống nhưng nó là tiền đề, là
                  điều kiện cho sự vận động đi lên.
                         * Có khuynh hướng vận động theo vòng tròn, lặp lại như cũ.
                         + Phát triển là khuynh hướng vận động từ thấp lên cao, từ đơn giản đến

                  phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện theo chiều hướng đi lên của sự vật,
                  hiện tượng;

                         + Phát triển là quá trình hoàn thiện về chất và nâng cao trình độ của chúng.
                         + Phát triển là khuynh hướng chung của thế giới và có tính phổ biến, được
                  thể hiện trên mọi lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy.






                                                              17
   13   14   15   16   17   18   19   20   21   22   23