Page 35 - TLDH_ghep
P. 35

II. HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ THẶNG DƢ
                         1. Nội dung cơ bản của học thuyết giá trị thặng dƣ

                         - Công thức chung lưu thông hàng hóa là: H- T- H
                         + Điểm khởi đầu và kết thúc của lưu thông đều là hàng hoá (H),  người ta

                  bán một hàng hóa (H) đi để mua một hàng hóa khác,
                         +  Tiền  (T)  chỉ  đóng  vai  trò  là  môi  giới  trung  gian  trong  quá trình  lưu

                  thông hàng hóa.
                         - Công thức chung của tư bản là: T- H- T’
                         + Điểm khởi đầu lưu thông là tiền (T), người ta dùng tiền mua hàng hoá

                  (H) để bán lấy tiền (T’) nhằm kiếm lợi nhuận (T’ lớn hơn T).
                         + T’ = T + T

                         * Phần tăng thêm (ΔT) của giá trị lúc đầu của số tiền (T) b  vào lưu thông
                  được gọi là giá trị thặng dư.
                         * Hình thái biểu hiện của giá trị thặng dư là lợi nhuận.

                         + Nguồn gốc của giá trị thặng dư:
                         * Theo quy luật giá trị, trong nền sản xuất hàng hóa, lưu thông không thể

                  tự sinh ra giá trị thặng dư. Lưu thông hàng hóa chỉ là việc trao đổi ngang giá.
                  Lưu thông hàng hóa không có khả năng làm tăng thêm  giá trị mới trong quá

                  trình trao đổi.
                         * Muốn có giá trị thặng dư, người có tiền phải tìm ra được trên thị trường
                  một loại hàng hóa đặc biệt, đó là loại hàng hóa mà khi sử dụng nó thì nó có thể

                  tạo ra một giá trị lớn hơn nó – đó là hàng hóa sức lao động.
                         Trong lịch sử phát triển kinh tế của các nước phương Tây, loại hàng hóa

                  đặc biệt này bắt đầu phát triển từ thế kỷ XV – XVI.
                         - Hàng hóa sức lao động

                         + Khái niệm sức lao động: Là toàn bộ những năng lực (thể lực và trí lực) tồn
                  tại trong một con người lao động, được người đó sử dụng vào sản xuất hàng hóa.
                         + Điều kiện để sức lao động trở thành hàng hóa:

                         * Người có sức lao động hoàn toàn tự do về thân thể có toàn quyền bán
                  sức lao động của mình trong một thời gian nhất định.

                         * Người lao động bị tước đoạt mọi tư liệu sản xuất, để sống họ buộc phải
                  bán sức lao động của mình cho nhà tư bản.
                         + Hai thuộc tính của hàng hóa sức lao động:

                         * Giá trị hàng hóa sức lao động: Là toàn bộ những tư liệu sinh hoạt cần
                  thiết để sản xuất và tái sản xuất ra sức lao động.

                         Giá trị hàng hóa sức lao động bao gồm: Giá trị tư liệu sinh hoạt cần thiết
                  đủ để duy trì sức kh e của người lao động ở trạng thái bình thường; chi phí đào






                                                              34
   30   31   32   33   34   35   36   37   38   39   40