Page 36 - TLDH_ghep
P. 36

tạo tùy theo tính chất phức tạp của lao động; giá trị tư liệu sinh hoạt cho những

                  người thay thế, tức con cái của công nhân. Trên thực tế, giá trị của hàng hóa sức
                  lao động được thể hiện bằng tiền công, tiền lương. Tiền công hay tiền lương chỉ
                  là sự biểu thị bằng tiền của giá trị sức lao động, hay là giá cả của sức lao động.

                         * Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động: Thể hiện ra trong quá trình
                  tiêu dùng sức lao động để sản xuất ra một loại hàng hóa nào đó. Trong quá trình

                  lao động, người công nhân có thể tạo ra một lượng giá trị mới lớn hơn giá trị của
                  bản thân nó, phần giá trị dôi ra so với giá trị sức lao động là giá trị thặng dư.
                         Như vậy, giá trị thặng dư là phần giá trị dôi ra ngoài giá trị sức lao động

                  do người công nhân sáng tạo ra trong quá trình lao động của họ nhưng trong
                  phạm vi phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, nó không thuộc về người công
                  nhân mà thuộc về nhà tư bản, tức bị nhà tư bản chiếm không.

                         Trên thực tế nhà tư bản trả cho người bán sức lao động (công nhân làm
                  thuê) một lượng tiền công (tiền lương) để người công nhân đó làm việc cho nhà
                  tư bản trong một khoảng thời gian nhất định, sản phẩm lao động của người công

                  nhân làm thuê ấy đương nhiên thuộc về nhà tư bản.
                         Khi nhà tư bản đem bán các sản phẩm do người công nhân làm ra họ thu

                  về một lượng tiền (giá trị) lớn hơn tiền công đã trả cho người công nhân.
                         Nói cách khác, khi sử dụng hàng hóa sức lao động thì lại tạo ra một lượng
                  giá trị mới lớn hơn giá trị của bản thân nó, đó chính là quá trình sản xuất ra giá

                  trị thặng dư; đó cũng chính là nguồn gốc của lợi nhuận, nguồn gốc giàu có của
                  chủ tư bản, của toàn bộ giai cấp những nhà tư bản.

                         - Hai phương pháp sản xuất giá trị thặng dư
                         + Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối được thực hiện bằng cách
                  kéo dài thời gian lao động vượt quá thời gian lao động tất yếu, trong khi năng suất

                  lao động, giá trị sức lao động và thời gian lao động tất yếu không thay đổi.
                         + Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối được thực hiện do rút
                  ngắn thời gian lao động tất yếu bằng cách nâng cao năng suất lao động xã hội,

                  nhờ đó tăng thời gian lao động thặng dư lên ngay trong điều kiện độ dài ngày lao
                  động vẫn như cũ. Biện pháp mà các nhà tư bản thường dùng là áp dụng các
                  thành tựu khoa học công nghệ, cải tiến kỹ thuật nâng cao năng suất lao động xã

                  hội để thu nhiều giá trị thặng dư.
                         - Quy luật sản xuất giá trị thặng dư

                         + Sản xuất ra giá trị thặng dư là quy luật tuyệt đối, là cơ sở tồn tại và phát
                  triển của chủ nghĩa tư bản. Nội dung của nó là sản xuất ra giá trị thặng dư tối đa
                  bằng cách tăng cường bóc lột công nhân làm thuê.

                         + Do ưu thế của sản xuất đại công nghiệp, do khoa học và công nghệ ngày
                  càng hiện đại, năng suất lao động ngày càng cao.





                                                              35
   31   32   33   34   35   36   37   38   39   40   41