Page 90 - TLDH_ghep
P. 90

+ Khôn khéo trong đấu tranh với các loại tội phạm là biết vận dụng một

                  cách linh hoạt, sáng tạo chiến lược, sách lược, phương pháp đấu tranh để đem lại
                  hiệu quả cao nhất:
                         * Biết xuất phát từ thực tiễn, lấy thực tiễn làm điểm xuất phát, làm mục

                  tiêu cho công tác công an;
                         * Nắm vững thời cơ, giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa thời, thế và lực;

                         * Biết sử dụng sức mạnh tổng hợp vào cuộc đấu tranh phòng, chống tội
                  phạm, biết kết hợp giữa cứng rắn về nguyên tắc và mềm dẻo về sách lược;
                         * Biết khai thác điểm yếu, phân hóa sức mạnh của kẻ địch và các loại tội

                  phạm;
                         * Áp dụng các thành tựu của khoa học công nghệ vào quá trình đấu tranh,

                  phòng chống tội phạm;
                         * Thực hiện tốt chính sách giáo dục, cải tạo.
                         III. CÔNG AN NHÂN DÂN HỌC TẬP, LÀM THEO PHONG CÁCH HỒ

                  CHÍ MINH
                         1. Khái niệm phong cách Hồ Chí Minh
                         - Khái niệm phong cách

                         + Theo nghĩa hẹp: Ở phương Tây, phong cách thường được dùng theo
                  nghĩa hẹp, chỉ giới hạn trong văn học nghệ thuật. Với cách hiểu này phong cách

                  là những đặc điểm có tính chất hệ thống về tư tưởng và nghệ thuật, những đặc
                  trưng thẩm mỹ ổn định về nội dung và hình thức thể hiện, tạo nên những giá trị

                  độc đáo của một nghệ sĩ. Như vậy  phong cách không phải là hiện tượng phổ
                  biến, mà là hiện tượng cá biệt, và chỉ những nghệ sĩ lớn, những tài năng lớn với
                  có phong cách.

                         + Theo nghĩa rộng: Phong cách được hiểu là lề lối, cung cách, cách thức,
                  phong thái, phong độ và phẩm cách đã trở thành nề nếp ổn định của một người

                  hoặc của một lớp người, được thể hiện trong tất cả các mặt hoạt động như lao
                  động,  học  tập,  sinh  hoạt,  ứng  xử,  diễn  đạt...tạo  nên  những  giá  trị,  những nét
                  riêng biệt của chủ thể đó.

                         - Phong cách Hồ Chí Minh
                         Trước Đại hội VII (tháng 6-1991), Đảng ta thường dùng khái niệm “tác

                  phong” để nói về “tác phong Hồ Chủ tịch”. Hai chữ “tác phong” được hiểu là
                  phong cách làm việc và phong cách công tác của Hồ Chí Minh. Từ Đại hội VII,
                  “tác phong” được thay bằng “phong cách” trong cụm từ “Tiếp tục bồi dưỡng cho

                  cán bộ, đảng viên và Nhân dân những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác -
                  Lênin,  tư  tưởng,  đạo  đức,  phong  cách  Hồ  Chí  Minh”.  (Đảng  Cộng  sản  Việt

                  Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Sdđ, t.51, tr.120).






                                                              89
   85   86   87   88   89   90   91   92   93   94   95