Page 110 - TLDH.FULL.2doc
P. 110

Chƣơng 10

                                   ĐƢỜNG LỐI CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG THỜI KỲ
                                                 TRƢỚC ĐỔI MỚI NĂM 1986


                         I. ĐƢỜNG LỐI ĐẤU TRANH GIÀNH CHÍNH QUYỀN (1930 - 1945)
                         1. Nội dung cơ bản của đƣờng lối

                         a. Các văn kiện hình thành đường lối
                         - Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam (2/ 1930);
                         - Luận cương Chính trị của Đảng Cộng sản Đông Dương (10/1930);

                         - Văn kiện Đại hội lần thứ nhất Đảng Cộng sản Đông Dương (3/1935) và các
                  Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương khóa I, đặc biệt là Hội nghị trung ương lần

                  thứ 8 (5/1941) do Nguyễn  i Quốc chủ trì; Hội nghị Thường vụ Trung ương Đảng
                  (9/3/1945);  Hội nghị cán  bộ toàn quốc  của  Đảng  (giữa tháng 8/1945)... đã hình
                  thành đường lối đấu tranh giành chính quyền của Đảng thời kỳ 1930 - 1945.

                         b. Nội dung cơ bản của đường lối
                         - Phân tích chính sách thống trị và khai thác thuộc địa của thực dân Pháp

                  làm cho xã hội Việt Nam thay đổi. Từ xã hội phong kiến, cuối thế kỷ XIX, đầu
                  thế kỷ XX, Việt Nam trở thành xã hội thuộc địa, nửa phong kiến.
                         + Trong xã hội nổi lên nhiều mâu thuẫn đan xen. Mâu thuẫn vốn có trong

                  lòng xã hội phong kiến Việt Nam là mâu thuẫn giữa nhân dân ta, đa số là nông
                  dân, với giai cấp địa chủ phong kiến không mất đi, mà vẫn tiếp tục tồn tại.

                         + Mâu thuẫn mới bao trùm là mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam
                  với thực dân Pháp. Mâu thuẫn này ngày càng mở rộng và gay gắt thêm. Đây là
                  mâu thuẫn cơ bản đồng thời vừa là mâu thuẫn chủ yếu trong xã hội Việt Nam.

                         -  Phương  hướng  chiến  lược  của  cách  mạng  Đông  Dương  là  làm  cách
                  mạng tư sản dân quyền có tính chất dân tộc, dân chủ.

                         - Nhiệm vụ của cách mạng tư sản dân quyền là đánh đổ đế quốc Pháp là
                  nhiệm  vụ hàng đầu làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập;  đánh đổ phong

                  kiến, làm cách mạng ruộng đất.
                         - Hai nhiệm vụ chống phong kiến và chống đế quốc có quan hệ khăng khít
                  với nhau. Cách mạng tư sản dân quyền là thời kỳ dự bị, sau khi thắng lợi s  b

                  qua thời kỳ tư bản mà tiến lên chủ nghĩa xã hội.
                         - Lực lượng cách mạng là giai cấp vô sản lãnh đạo cùng nông dân và đông

                  đảo lực lượng nhân dân tham gia. Mặt trận dân tộc thống nhất dưới nhiều hình
                  thức, nhiều tổ chức đoàn thể để đoàn kết tất các giai cấp, đảng phái, đoàn thể

                  chính trị - xã hội, tôn giáo, dân tộc, không phân biệt giàu, nghèo, già, trẻ, gái,
                  trai đấu tranh đòi độc lập dân tộc, đòi tự do, dân chủ và hoà bình.






                                                             109
   105   106   107   108   109   110   111   112   113   114   115