Page 93 - SCK Mot so van de ve cuong che hanh chinh
P. 93

b. Thẩm quyền áp dụng biện pháp áp giải người vi phạm

                             Thẩm quyền áp giải người vi phạm được quy định một cách chung chung

                     tại khoản 2 của Điều 124 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 sửa đổi và
                     được cụ thể hóa tại Điều 25 Nghị định số 112/2013/NĐ-CP ngày 02/10/2013,

                     bao gồm các chủ thể có thẩm quyền đang thi hành công vụ như sau: Chiến sĩ
                     Công an nhân dân, Chiến sĩ Bộ đội biên phòng, Cảnh sát viên Cảnh sát biển,
                     Công  chức  Hải  quan,  Kiểm  lâm  viên,  Công  chức  Thuế,  Kiểm  soát  viên  thị

                     trường, Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên
                     ngành, Chấp hành viên thi hành án dân sự.

                            Việc quy định bổ sung biện pháp ngăn chặn này là hoàn toàn hợp lý, phù

                     hợp với thực tế là nhiều đối tượng vi phạm có hành vi chống đối quyết liệt người
                     có thẩm quyền thực thi công vụ hoặc bỏ trốn khỏi địa phương để tránh việc áp

                     dụng các hình thức xử lý hành chính. Việc quy định biện pháp cưỡng chế áp giải
                     nguời vi phạm là để ghi nhận công khai thẩm quyền của người được giao áp
                     dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính, tạo điều kiện

                     cho họ xử lý các trường hợp trên thực tế một cách hợp pháp.

                            c. Thẩm quyền áp dụng biện pháp tạm giữ tang vật, phương tiện được
                     sử dụng để vi phạm hành chính


                            Chủ thể có thẩm quyền áp dụng biện pháp này là những người được giao
                     quyền trực tiếp quản lý và xử lý vi phạm hành chính. Thẩm quyền tạm giữ tang
                     vật, phương tiện được quy định tại khoản 3 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành

                     chính năm 2012 sửa đổi như sau: “Người có thẩm quyền áp dụng hình thức xử
                     phạt tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính quy định tại Chương II

                     Phần thứ hai của Luật này thì có thẩm quyền tạm giữ tang vật, phương tiện
                     được sử dụng để vi phạm hành chính”.

                            Chủ thể có thẩm quyền tạm giữ tang vật, phương tiện được sử dụng để vi

                     phạm hành chính đồng thời là chủ thể có thẩm quyền áp dụng hình thức xử phạt
                     tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. Cụ thể:

                            + Trưởng Công an cấp xã, Trưởng đồn Công an, Trạm trưởng Trạm Công

                     an cửa khẩu, khu chế xuất;

                            + Trưởng Công an cấp huyện; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục An
                     ninh chính trị nội bộ; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát quản lý hành

                     chính về trật tự xã hội; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát giao thông;
                     Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn,
                     cứu hộ; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục An ninh mạng và phòng, chống tội



                                                                 89
   88   89   90   91   92   93   94   95   96   97   98