Page 31 - SCK Mot so van de ve cuong che hanh chinh
P. 31
33
không khí.
+ Nhiệm vụ và giải pháp quản lý chất lượng môi trường không khí:
* Về cơ chế, chính sách;
* Về khoa học, công nghệ nhằm cải thiện chất lượng môi trường không
khí;
* Về quản lý, kiểm soát chất lượng môi trường không khí.
+ Chương trình, dự án ưu tiên để thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp.
+ Quy chế phối hợp, biện pháp quản lý chất lượng môi trường không khí
liên vùng, liên tỉnh phải thể hiện đầy đủ các nội dung, biện pháp phối hợp xử lý,
quản lý chất lượng môi trường không khí; trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức
có liên quan trong công tác quản lý chất lượng môi trường không khí liên vùng,
liên tỉnh, thu thập và báo cáo, công bố thông tin trong trường hợp chất lượng
môi trường không khí bị ô nhiễm.
+ Tổ chức thực hiện kế hoạch quốc gia về quản lý chất lượng môi trường
không khí, bao gồm:
* Phân công trách nhiệm của cơ quan chủ trì và các cơ quan phối hợp
trong việc thực hiện kế hoạch;
* Cơ chế giám sát, báo cáo, đôn đốc thực hiện;
* Danh mục các chương trình, dự án ưu tiên để thực hiện các nhiệm vụ,
giải pháp của kế hoạch;
* Cơ chế phân bổ nguồn lực thực hiện.
Câu 28.
Hỏi: Khu vực ô nhiễm môi trường đất là gì? Khu vực ô nhiễm môi
trường đất được phân loại như thế nào?
Trả lời:
- Khái niệm: Khu vực ô nhiễm môi trường đất là khu vực đất có chất ô
nhiễm vượt mức cho phép theo quy chuẩn kỹ thuật môi trường, gây ảnh hưởng
xấu đến môi trường và sức khỏe cộng đồng (Khoản 1 Điều 16 Luật Bảo vệ môi
trường năm 2020).
- Phân loại: Căn cứ khoản 2, 3 Điều 16 Luật Bảo vệ môi trường năm
2020, khu vực ô nhiễm môi trường đất được phân loại theo tiêu chí nguồn gây ô
nhiễm, khả năng lan truyền, đối tượng chịu tác động. Theo đó, khu vực ô nhiễm