Page 36 - SCK Mot so van de ve cuong che hanh chinh
P. 36
38
lượng đất, không làm mất hoặc giảm khả năng sử dụng đất theo mục đích đã
được xác định.
- Việc chuyển đổi đất trồng lúa sang trồng cây hàng năm, cây lâu năm
hoặc trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản phải bảo đảm không làm ô nhiễm,
suy thoái đất và được thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai.
- Việc sử dụng đất cho hoạt động khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng,
làm đồ gốm phải bảo đảm không gây tác động xấu đến cảnh quan môi trường,
cản trở dòng chảy; trả lại đất đúng với trạng thái mặt đất theo yêu cầu của cơ
quan giao đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai.
Câu 32.
Hỏi: Di sản thiên nhiên bao gồm các loại nào? Tiêu chí nào để xác
lập, công nhận di sản thiên nhiên khác?
Trả lời:
- Di sản thiên nhiên bao gồm các loại sau (Điều 20 Luật Bảo vệ môi
trường năm 2020):
+ Vườn quốc gia, khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài - sinh cảnh, khu
bảo vệ cảnh quan được xác lập theo quy định của pháp luật về đa dạng sinh học,
lâm nghiệp và thủy sản; danh lam thắng cảnh được công nhận là di sản văn hóa
được xác lập theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa;
+ Di sản thiên nhiên được tổ chức quốc tế công nhận;
+ Di sản thiên nhiên khác được xác lập, công nhận.
- Tiêu chí để xác lập, công nhận di sản thiên nhiên khác: Theo khoản 2
Điều 20 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, việc xác lập, công nhận di sản thiên
nhiên khác khi có một trong các tiêu chí sau đây:
+ Có vẻ đẹp nổi bật, độc đáo hoặc hiếm gặp của thiên nhiên có ảnh hưởng
tích cực, có ý nghĩa đối với cộng đồng, địa phương, quốc gia, khu vực, toàn cầu;
+ Có giá trị điển hình về quá trình tiến hóa sinh thái, sinh học hoặc nơi cư
trú tự nhiên của loài nguy cấp, quý, hiếm, đặc hữu hoặc chứa đựng các hệ sinh
thái đặc thù, đại diện cho một vùng sinh thái tự nhiên hoặc có giá trị đa dạng
sinh học đặc biệt khác cần bảo tồn, có ảnh hưởng tích cực, có ý nghĩa đối với
cộng đồng, địa phương, quốc gia, khu vực, toàn cầu;
+ Có đặc điểm nổi bật, độc đáo về địa chất, địa mạo hoặc chứa đựng dấu