Page 55 - SCK Mot so van de ve cuong che hanh chinh
P. 55

57


                            - Thứ ba: Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi gây thiệt hại và thiệt hại

                     xảy ra. Thiệt hại trên thực tế xảy ra là kết quả của hành vi vi phạm pháp luật.
                     Hiểu một cách khác thì hành vi vi phạm pháp luật là nguyên nhân chính dẫn đến
                     thiệt hại xảy ra. Trên thực tế, khi một thiệt hại về môi trường xảy ra, nó có thể

                     xuất phát từ nhiều nguyên nhân cụ thể như:

                            + Do các hành vi gây ô nhiễm môi trường.

                            + Do suy thoái.

                            + Do yếu tố thiên nhiên.

                            Trong trường hợp cả ba yếu tố này xảy ra đồng thời thì việc xác định thiệt

                     hại sẽ càng trở nên khó khăn hơn. Còn đối với trường hợp mà các hành vi gây ra
                     thiệt hại ô nhiễm môi trường đã xảy ra từ rất lâu trước đó nhưng đến thời điểm

                     thu thập chứng cứ thì thiệt hại đã không còn nghiêm trọng như lúc ban đầu nữa
                     thì việc xác định mức thiệt hại chính xác cũng rất khó.

                            - Thứ tư: Lỗi của người gây thiệt hại.

                            Theo Điều 628 Bộ luật Dân sự năm 2015 có quy định về trách nhiệm bồi

                     thường  thiệt  hại  do hành vi  làm  ô  nhiễm  môi  trường  chỉ được  loại  trừ  trong
                     trường hợp người bị thiệt hại có lỗi.

                            Các cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác làm ô nhiễm môi trường gây thiệt

                     hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, trừ
                     trường hợp chủ thể là người có lỗi.

                            Như vậy, ta có thể hiểu là trong trường hợp người bị thiệt hại không gây

                     ra lỗi thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại sẽ được áp dụng đối với người gây ra
                     ô nhiễm môi trường. Chính bởi vì vậy, để bảo vệ lợi ích của người bị thiệt hại

                     trước sự xâm phạm của người khác thì việc xác định lỗi là vô cùng quan trọng
                     để quy trách nhiệm bồi thường thiệt hại thỏa đáng cho các bên theo đúng quy

                     định của pháp luật.

                            Câu 52.

                            Hỏi: Hình thức và cách thức giải quyết bồi thường thiệt hại về môi
                     trường được quy định như thế nào?

                                                                 Trả lời:

                             Theo Điều 133 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, hình thức và cách
                     thức giải quyết bồi thường thiệt hại về môi trường được quy định:

                            - Hình thức: Bồi thường thiệt hại về môi trường được giải quyết thông qua

                     thương lượng giữa các bên. Trong trường hợp không thương lượng được, các
   50   51   52   53   54   55   56   57   58   59   60