Page 60 - SCK Mot so van de ve cuong che hanh chinh
P. 60
62
khác như: được chứng nhận Nhãn sinh thái Việt Nam khi mua sắm xanh; hỗ trợ
quảng bá các hoạt động bảo vệ môi trường được khuyến khích.
Câu 57.
Hỏi: Cá nhân, tổ chức vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường bị xử
lý như thế nào?
Trả lời:
Điều 161 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định tổ chức, cá nhân vi
phạm pháp luật về bảo vệ môi trường bị xử lý như sau:
- Tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, gây ô
nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường, gây thiệt hại cho tổ chức và cá nhân khác,
có trách nhiệm khắc phục ô nhiễm, phục hồi môi trường, bồi thường thiệt hại
và xử lý theo quy định của pháp luật.
- Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, cán bộ, công chức lợi dụng chức vụ,
quyền hạn gây phiền hà, nhũng nhiễu cho tổ chức, cá nhân, bao che cho người
vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường hoặc thiếu trách nhiệm để xảy ra ô
nhiễm, sự cố môi trường thì tùy tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật
hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; trường hợp gây thiệt hại phải bồi thường
theo quy định của pháp luật.
Câu 58.
Hỏi: Vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường gồm các
hành vi nào?
Trả lời:
Khoản 2 Điều 161 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định: “Người
đứng đầu cơ quan, tổ chức, cán bộ, công chức, viên chức, nhân sự phụ trách về
bảo vệ môi trường lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây phiền hà, nhũng nhiễu cho
tổ chức, cá nhân, bao che cho tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về bảo vệ môi
trường hoặc thiếu trách nhiệm để xảy ra ô nhiễm, sự cố môi trường thì tùy tính
chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị
truy cứu trách nhiệm hình sự; trường hợp gây thiệt hại thì phải bồi thường theo
quy định của pháp luật”.
Căn cứ vào quy định trên thì hành vi vi phạm pháp luật về môi trường có
thể bị xử phạt vi phạm hành chính. Để quy định chi tiết khoản 2 Điều 161 Luật
Bảo vệ môi trường năm 2020 thì khoản 2 Điều 1 Nghị định số 155/2016/NĐ-CP
và khoản 1 Điều 1 Nghị định số 55/2021-CP (sửa đổi bổ sung một số điều của