Page 62 - SCK Mot so van de ve cuong che hanh chinh
P. 62
64
155/2016/NĐ-CP và Khoản 2 Điều 1 Nghị định số 55/2021/NĐ-CP (sửa đổi, bổ
sung một số điều của Nghị định số 155/2016) về xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực bảo vệ môi trường quy định đối tượng áp dụng khi xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường gồm:
- Cá nhân, tổ chức trong nước và cá nhân, tổ chức nước ngoài (sau đây
gọi chung là cá nhân, tổ chức) có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo
vệ môi trường trong phạm vi lãnh thổ, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền
kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đều bị xử
phạt theo các quy định tại Nghị định này hoặc các Nghị định có liên quan.
- Hộ gia đình, hộ kinh doanh cá thể vi phạm các quy định của Nghị định
này bị xử phạt như đối với cá nhân vi phạm.
- Tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi
trường bao gồm:
+ Doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn,
công ty hợp danh và các đơn vị phụ thuộc doanh nghiệp (chi nhánh, văn phòng
đại diện) được thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp;
+ Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được thành lập theo quy định của Luật
Hợp tác xã;
+ Nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, văn
phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam, văn phòng
đại diện của tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài tại Việt Nam được thành
lập theo quy định của Luật Đầu tư;
+ Cơ quan nhà nước có hành vi vi phạm mà hành vi đó không thuộc
nhiệm vụ quản lý nhà nước được giao;
+ Tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp;
+ Các đơn vị sự nghiệp công lập;
+ Các tổ chức khác theo quy định của pháp luật.
Câu 60.
Hỏi: Chủ thể nào có trách nhiệm tổ chức và chỉ đạo việc thực hiện
tra, thanh tra về bảo vệ môi trường? Lực lượng Cảnh sát phòng, chống tội
phạm về môi trường được tiến hành kiểm tra việc chấp hành pháp luật về
bảo vệ môi trường trong trường hợp nào?