Page 18 - bia TLDH dai cuong-đã gộp
P. 18
11
Căn cứ khoản 2 Điều 133 Bộ luật dân sự năm 2015 về Bảo vệ quyền lợi
của người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các trường hợp
không phải trả lại khi đối tượng khởi kiện là động sản phải đăng ký và bất động
sản là: “Trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu nhưng tài sản đã được đăng ký tại
cơ quan nhà nước có thẩm quyền, sau đó được chuyển giao bằng một giao dịch
dân sự khác cho người thứ ba ngay tình và người này căn cứ vào việc đăng ký đó
mà xác lập, thực hiện giao dịch; Người thứ ba ngay tình nhận được tài sản thông
qua bán đấu giá tại tổ chức có thẩm quyền hoặc giao địch với người mà theo bản
án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là chủ sở hữu tài sản nhưng
sau đó chủ thể này không phải chủ sở hữu do bản án, quyết định bị hủy, sửa”.
Như vậy, anh T chiếm hữu chiếc xe này mặc dù là chiếm hữu ngay tình
nhưng đối tượng chiếm hữu là động sản phải đăng ký. Việc chiếm hữu không
thuộc các trường hợp thuộc khoản 2 Điều 133 Bộ luật dân sự năm 2015 nên anh
T phải trả lại xe cho chủ sở hữu khi có yêu cầu.
Sau khi trả lại tài sản cho chủ sở hữu thì anh T có quyền yêu cầu anh N
phải hoàn trả lại số tiền đã trả cho anh N để mua chiếc xe.
2. Anh T không được xác lập quyền sở hữu đối với chiếc xe mô tô trên vì:
Căn cứ Điều 236 Bộ luật dân sự năm 2015 về xác lập quyền sở hữu theo
thời hiệu do chiếm hữu, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật: “Người
chiếm hữu, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay
tình, liên tục, công khai trong thời hạn 10 năm đối với động sản, 30 năm đối với
bất động sản thì trở thành chủ sở hữu tài sản đó để từ thời điểm bắt đầu chiếm
hữu”.
Như vậy, chiếc xe mô tô mà anh T chiếm hữu là động sản, anh T chiếm hữu
ngay tình, liên tục và công khai nhưng thời gian chiếm hữu mới được 8 năm. Do
vậy, chưa đủ thời gian để xác lập quyền sở hữu theo quy định của pháp luật.
3. Sau khi trả lại tài sản cho chủ sở hữu thì anh T có quyền yêu cầu anh N
phải hoàn trả lại số tiền đã trả cho anh N để mua chiếc xe vì:
Căn cứ Điều 164 Bộ luật dân sự năm 2015 về biện pháp bảo vệ quyền
sở hữu, quyền khác đối với tài sản quy định: “Chủ sở hữu, chủ thể có quyền
khác đối với tài sản có quyền tự bảo vệ, ngăn chặn bất kỳ người nào có hành
vi xâm phạm quyền của mình bằng những biện pháp không trái với quy định
của pháp luật.
Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền yêu cầu Tòa