Page 19 - bia TLDH dai cuong-đã gộp
P. 19

12


         án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác buộc người có hành vi xâm phạm
         quyền phải trả lại tài sản, chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật việc thực hiện

         quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại”.

                 Như vậy, sau khi trả lại tài sản cho chủ sở hữu thì anh T có quyền yêu
         cầu anh Nam phải hoàn trả lại số tiền đã trả cho anh N để mua chiếc xe. Nếu

         anh N không hoàn trả thì anh T có thể khởi kiện để yêu cầu anh phải hoàn trả
         lại số tiền đó.

                 Bài 5


                 Ngày 14/6/2021, Phạm Văn H (25 tuổi) thỏa thuận với anh Trần Thái B
         (30 tuổi) về việc mua bán chiếc bình cổ với giá 200 triệu đồng. Anh H cung cấp
         thông tin về chiếc bình là bình cổ gia truyền cách đây 400 trăm. Sau khi kiểm tra

         chiếc bình và tin lời anh H nên anh B đã đồng ý mua. Hai bên thống nhất giao
         kết hợp đồng bằng văn bản.

                 Ngày 17/6/2021, anh B đã cho bạn của mình là anh Nguyễn Trí T xem

         chiếc bình mới mua của anh H. Anh T phát hiện ra chiếc bình này chỉ là bình
         gốm giả cổ không phải có cách đây 400 năm như anh H nói.

                 Hỏi:


                 1. Hợp đồng giữa anh H và anh B có hiệu lực không? Vì sao?

                 2. Anh B có thể làm gì để bảo vệ quyền lợi của mình theo quy định của
         pháp luật?

                                                Gợi ý trả lời


                 1. Hợp đồng giữa anh H và anh B không có hiệu lực vì không thỏa mãn
         điều kiện về tính tự nguyện.

                 Khi giao kết hợp đồng, anh H đã cố ý đưa ra thông tin không đúng sự thật

         là chiếc bình là đối tượng của hợp đồng là bình cổ đã có 400 năm tuổi. Anh B vì
         tin lời anh H nên đã giao kết hợp đồng.

                 Theo quy định tại Điều 127 Bộ luật dân sự năm 2015 về giao dịch dân sự

         vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép: “Khi một bên tham gia giao dịch dân sự
         do bị lừa dối hoặc bị đe dọa, cưỡng ép thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố
         giao dịch dân sự đó là vô hiệu.


                 Lừa dối trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên hoặc của
         người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối
         tượng hoặc nội dung của giao dịch dân sự nên đã xác lập giao dịch đó.”
   14   15   16   17   18   19   20   21   22   23   24