Page 64 - bia TLDH dai cuong-đã gộp
P. 64
57
cứu trách nhiệm hình sự đối với tội danh này phải có yêu cầu của bị hại nhưng
vì anh P đã không làm đơn yêu cầu truy cứu trách nhiệm hình sự, vì vậy theo
quy định tại Khoản 1 Điều 155 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 không đủ căn
cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với Nguyễn Văn M.
Tuy nhiên, căn cứ điểm a khoản 1 Điều 5 Luật xử lý vi phạm hành chính
năm 2012, được sửa đổi, bổ sung năm 2020 quy định:“Người từ đủ 14 tuổi đến
dưới 16 tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính về vi phạm hành chính do cố ý;
người từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt vi phạm hành chính về mọi vi phạm hành
chính.”
Như vậy, Nguyễn Văn M vẫn bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi
cố ý gây thương tích.
2. Áp dụng quy định tại khoản 4 Điều 23 Luật xử lý vi phạm hành chính
năm 2012, được sửa đổi, bổ sung năm 2020 về phạt tiền và điểm a khoản 5 Điều
4
7 Nghị định số 144/2021 quy định về vi phạm quy định về trật tự công cộng:
“5. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong
những hành vi sau đây:
a) Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
…”
Xác định hình thức xử phạt chính áp dụng với Nguyễn Văn M là phạt
tiền, với mức tiền phạt là từ 6.5 triệu đồng.
Căn cứ khoản 4 Điều 39 và khoản 1, 2 Điều 52 Luật xử lý vi phạm hành
chính năm 2012, được sửa đổi, bổ sung năm 2020 thì: “Thẩm quyền phạt tiền
quy định tại khoản 1 Điều này được xác định căn cứ vào mức tối đa của khung
tiền phạt quy định đối với từng hành vi vi phạm cụ thể.”
Mức phạt tiền tối đa của khung tiền phạt đối với hành vi vi phạm của anh
M là 8 triệu đồng
Căn cứ vào điểm b khoản 4 Điều 69 Nghị định số 144/2021 quy định về
hẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Công an nhân dân
“4. Trưởng Công an cấp huyện;
4 Nghị định số 144/2021/NĐ-CP ngày 31/12/2021 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong
lĩnh vực anh ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội, phòng cháy và chữa
cháy, phòng chống bạo lực gia đình