Page 158 - SCK Mot so va de ve thua ke theo quy dinh cua phap luat VN
P. 158

kế, không đồng ý trả nhà đất cho các thừa kế. Như vậy, yêu cầu của chị Phượng

          đề nghị xác định quyền lợi là lớn hơn yêu cầu xem xét về công sức, nhưng Tòa án
          cấp sơ thẩm, phúc thẩm chưa xem xét công sức cho chị Phượng là giải quyết chưa
          triệt để yêu cầu của đương sự.


               2. Phân tích án lệ số 05/2016/AL

               a. Tính thuyết phục của án lệ số 05/2016/AL

               Trường hợp cháu của người thừa kế quản lý di sản và phát sinh tranh chấp
          với người thừa kế khác và từ chối việc trao lại di sản để chia thừa kế là một trường

          hợp  xảy  ra  phổ  biến.  Quyết  định  giám  đốc  thẩm  số  39/2014/DS-GĐT  ngày
          09/10/2014 của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao đã có hướng giải quyết cho

          vụ việc nêu trên và được phát triển thành án lệ số 05/2016/AL.

               Án lệ đề cập đến hai vấn đề về thừa kế và tố tụng dân sự. Về khía cạnh thừa
          kế, án lệ ghi nhận vấn đề thừa kế chuyển tiếp từ người để lại di sản sang cho con

          và từ con sang cho cháu mà không cần có thủ tục kê khai di sản mặc dù di sản là
          nhà đất. Văn bản pháp luật về thừa kế về vấn đề này chưa quy định cụ thể về thừa
          kế chuyển tiếp. Hướng xử lý của án lệ 05 theo hướng linh hoạt, bảo vệ quyền lợi

          của người thừa kế.

               Vấn đề công sức của người quản lý di sản cũng chưa được quy định cụ thể
          mà chủ yếu tập trung vào chi phí sửa chữa, tôn tạo di sản. Án lệ số 05 theo hướng

          phải ghi nhận cả công sức quản lý di sản của người thừa kế đang quản lý di sản.
          Hướng xử lý này là hợp lý, thuyết phục hướng tới bảo vệ tốt hơn quyền lợi của

          người thừa kế quản lý di sản.

               Về vấn đề tố tụng dân sự liên quan đến yêu cầu của những người thừa kế:
          Trong quá trình giải quyết vụ án dân sự, việc xác định yêu cầu của đương sự là

          vấn đề quan trọng giúp Tòa án giải quyết vụ án một cách khách quan và triệt để.
          Yêu cầu của đương sự có thể có một hoặc nhiều phần. Trong nhiều trường hợp,
          một yêu cầu của đương sự có thể bao gồm hoặc hàm chứa nhiều yêu cầu khác

          nhau. Để xác định yêu cầu của đương sự bao gồm những phần nào, cần xét đến
          mục đích, quyền và lợi ích mà đương sự muốn đạt được hoặc muốn bảo vệ thông

          qua việc đưa ra yêu cầu đó. Điển hình trong vụ án trên đây, bị đơn thông qua việc
          yêu cầu không chia tài sản thừa kế (do đã hết thời hiệu chia thừa kế) đã mong

          muốn bảo vệ tài sản là căn nhà, đồng thời, bảo vệ những giá trị tài sản và công
          sức đã bỏ ra để tôn tạo, làm mới căn nhà. Trong yêu cầu không chia thừa kế của
          bị đơn bao gồm hai yêu cầu: yêu cầu không giao tài sản thừa kế cho nguyên đơn




                                                     156
   153   154   155   156   157   158   159   160   161   162   163