Page 16 - SCK Mot so van de ve cuong che hanh chinh
P. 16

13




                  và thực hiện yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân có nhiệm vụ thi hành bản án,

                  quyết định của Tòa án, nếu không tự nguyện chấp hành sẽ phải bị áp dụng các
                  biện pháp cưỡng chế tố tụng.

                         Việc xét xử của toà án nói chung, trong đó có việc xét xử các vụ án hình
                  sự chỉ có ý nghĩa khi bản án, quyết định của toà án sau khi có hiệu lực pháp luật

                  phải được thi hành trên thực tế. Nguyên tắc này không chỉ xác định rõ trách

                  nhiệm của các cơ quan tiến hành tố tụng mà còn xác định rõ trách nhiệm của các
                  cơ quan, tổ chức và mọi cá nhân liên quan trong việc thi hành bản án và quyết định

                  của toà án.
                         3.  Bảo  đảm  nhân  đạo  xã  hội  chủ  nghĩa;  tôn  trọng  danh  dự,  nhân

                  phẩm, quyền, lợi ích hợp pháp của phạm nhân

                         Đối xử nhân đạo đối với người có hành vi phạm tội nói chung và phạm
                  nhân nói riêng vừa là truyền thống pháp lý của Nhà nước Việt Nam, đồng thời là

                  một giá trị nhân văn mang tính quốc tế. Đó là chính sách hình sự nhất quán của

                  Nhà nước Việt Nam, là đạo lý của người Việt Nam. Chính vì vậy, thi hành án
                  phạt tù phải bảo đảm được tính nhân đạo xã hội chủ nghĩa, phải tôn trọng nhân

                  phẩm, danh dự, quyền và lợi ích hợp pháp của phạm nhân. Trong quá trình thi
                  hành án nghiêm cấm bức cung, dùng nhục hình và các hình thức tra tấn hoặc đối

                  xử, trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo, hạ nhục con người hay bất kỳ hình thức nào

                  khác xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của phạm nhân.
                         Mục đích của hoạt động thi hành án hình sự nói chung, thi hành án phạt tù

                  nói riêng là nhằm thực thi công lý, bảo đảm sự công bằng cần thiết cho mọi
                  thành viên trong xã hội trước pháp luật, từ đó bảo vệ có hiệu quả các loại lợi ích

                  trong xã hội. Do vậy, nguyên tắc nhân đạo đòi hỏi trước hết, hoạt động thi hành

                  án phạt tù phải bảo đảm bảo vệ có hiệu quả, hài hòa các lợi ích khác nhau, tôn
                  trọng nhân phẩm và danh dự của cá nhân.

                         Nguyên tắc nhân đạo thể hiện ở việc pháp luật nghiêm cấm các hành vi

                  đày đọa, hành hạ về thân thể, các hành vi xâm phạm nhân phẩm, danh dự đối với
                  những người chấp hành án phạt tù. Nguyên tắc nhân đạo cũng thể hiện ở các ché

                  định giảm, miễn, hoặc tạm đình chỉ thi hành án phạt tù, ở việc quy định rõ chế
                  độ sinh hoạt, ăn ở học tập, lao động nghề nghiệp trong thời gian thi hành án phạt

                  tù để một mặt, hình thành thói quen sinh hoạt cộng đồng, ý thức tôn trọng cộng

                  đồng, ý thức tuân thủ, phục tùng pháp luật của người phải chấp hành hình phạt,
   11   12   13   14   15   16   17   18   19   20   21