Page 12 - MotSoVanDe
P. 12
Trên cơ sở mục tiêu và các định hướng chiến lược chung xây dựng, phát
triển đất nước, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã cụ thể hóa, chỉ ra những yêu cầu về
nội dung, nhiệm vụ, giải pháp thúc đẩy phát triển từng lĩnh vực cụ thể của đời sống
xã hội đất nước.
Nội dung về phát triển kinh tế - xã hội được thể hiện trong nhiều bài nói,
bài viết khác nhau trong cuốn sách. Khi phát biểu trước Chính phủ nhiệm kỳ mới,
đồng chí Nguyễn Phú Trọng đề cập toàn diện, khái quát về những nội dung, nhiệm
vụ kinh tế - xã hội chung nhất. Đó là phát triển nền kinh tế thị trường định hướng
XHCN, trong đó các thành phần kinh tế hoạt động theo pháp luật, bình đẳng trước
pháp luật, thực hiện chế độ phân phối công bằng và tạo động lực cho phát triển. Đó
là phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, thể hiện vai trò bảo đảm
cho định hướng XHCN của tăng trưởng kinh tế. Đó là con người là trung tâm của
chiến lược phát triển, phát triển văn hóa, xây dựng con người vừa là mục tiêu, vừa
là động lực của công cuộc đổi mới. Tinh thần chung ấy được cụ thể hóa một bước
trong những nội dung, yêu cầu xây dựng, phát triển các giai cấp, tầng lớp người
trong xã hội. Đó là, xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam lớn mạnh - “một điều
kiện tiên quyết bảo đảm thành công của công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước”. Đó là, “Xây dựng giai cấp nông dân Việt Nam không ngừng lớn
mạnh, thực sự là chủ thể của quá trình phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn
mới”. Và việc chăm lo cho thanh niên là trách nhiệm của Đảng, hệ thống chính trị
và toàn dân vì “thanh niên là một bộ phận quan trọng của dân tộc, rường cột của
quốc gia. Thanh niên có mạnh thì dân tộc mới mạnh; trong sức mạnh của dân tộc
có sức mạnh của thanh niên”.
Nội dung vấn đề kinh tế - xã hội cũng gắn với trách nhiệm của từng ngành
nghề, lĩnh vực trong việc trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia giải quyết các nhiệm vụ
phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Ví dụ, ngay trong bài phát biểu tại Hội
nghị Đối ngoại toàn quốc ngày 14-12-2021, đồng chí Nguyễn Phú Trọng cũng
nhấn mạnh yêu cầu, nhiệm vụ của ngoại giao trong phát triển kinh tế đất nước. Đó
là “Ưu tiên tìm kiếm và mở rộng thị trường cho hàng hóa, dịch vụ và lao động Việt
Nam, thu hút nguồn vốn, công nghệ và kinh nghiệm quản lý, nhất là FDI hướng
vào các lĩnh vực ưu tiên của đất nước”. Song cho dù là các luận điểm lý luận có
tính khái quát hay các nội dung nhiệm vụ cụ thể của từng lĩnh vực, ngành nghề, thì
tất cả đều bị chi phối bởi nguyên tắc: “Mọi chủ trương, chính sách phải thực sự
xuất phát từ nguyện vọng, quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của nhân dân, lấy
hạnh phúc, ấm no của nhân dân làm mục tiêu phấn đấu”.
Về vấn đề phát triển văn hóa, con người, xuất phát từ luận điểm nổi tiếng
của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi”, đồng chí
Nguyễn Phú Trọng đã phân tích, chỉ ra quá trình phát triển, hoàn thiện nhận thức
của Đảng ta về văn hóa và con người, trong đó, văn hóa được coi là một trong 4 trụ
cột chính sách, là nền tảng tinh thần, đồng thời cũng là động lực phát triển kinh tế -