Page 16 - MotSoVanDe
P. 16
do, hạnh phúc cho nhân dân, làm vẻ vang cho dân tộc, cho giống nòi”. Để hoàn
thành trách nhiệm đó, Chính phủ cần phải “tiếp tục đổi mới mạnh mẽ tổ chức và
phương thức hoạt động”, đặc biệt quan tâm đến công tác “xây dựng tổ chức, bộ
máy và công tác cán bộ”; “đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả phân cấp, phân
quyền, phân công, phối hợp”; “xiết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính”; kiên quyết,
kiên trì “đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực”; “đóng góp to lớn
hơn nữa vào công cuộc đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đưa đất
nước từng bước quá độ lên chủ nghĩa xã hội”.
Trong cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ, Mặt
trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và các đoàn thể nhân dân giữ vai trò
đặc biệt quan trọng trong việc thực hiện quyền làm chủ của Nhân dân. Đây cũng là
vấn đề được đồng chí Nguyễn Phú Trọng đề cập trong nhiều vài viết, bài nói, trong
đó tập trung nhất và mới nhất là bài phát biểu tại Hội nghị toàn quốc triển khai
Chương trình hành động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thực hiện Nghị quyết Đại
hội XIII của Đảng. Đồng chí nhắc lại và nhấn mạnh các quan điểm của Chủ tịch
Hồ Chí Minh: “Trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm với dân”,
“nghe dân nói, nói dân hiểu, làm dân tin”. Cũng từ quan điểm này, đồng chí Tổng
Bí thư đã từng khái quát nên một luận điểm rất quan trọng trong bài phát biểu bế
mạc Hội nghị lần thứ 6, Ban Chấp hàng Trung ương khóa XII: “ta làm hợp lòng
dân thì dân tin và chế độ ta còn, Đảng ta còn. Ngược lại, nếu làm cái gì trái lòng
dân, để mất niềm tin là mất tất cả”. Nhằm củng cố, tăng cường niềm tin của nhân
dân đối với Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa; khơi dậy khát vọng phát
triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc, phát huy ý chí, quyết tâm và sức mạnh đại
đoàn kết toàn dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại, đồng chí Nguyễn Phú Trọng
yêu cầu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên cần “năng động,
sáng tạo, đổi mới mạnh mẽ hơn nữa; thiết thực, hiệu quả cao hơn nữa, góp phần
tập hợp ngày càng đông đảo các tầng lớp nhân dân trong khối đại đoàn kết dân tộc;
tăng cường mối quan hệ gắn bó máu thịt giữa nhân dân với Đảng và chính quyền,
tạo thành sức mạnh to lớn, vô địch để xây dựng Tổ quốc ta ngày càng cường thịnh,
nhân dân ta ngày càng hạnh phúc; đất nước ta ngày càng phát triển, phồn vinh”.
Tóm lại, cuốn sách Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội
và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam của Tổng Bí thư Nguyễn Phú
Trọng là một công công trình có tầm khái quát lý luận cao, tổng kết thực tiễn sâu
sắc về những phát triển sáng tạo riêng có của Đảng ta về mô hình CNXH Việt
Nam, trên cơ sở chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Với tầm khái
quát cao trên nền tảng tư duy lý luận sâu sắc, cuốn sách đã trình bày, phân tích, lý
giải các vấn đề lý luận và thực tiễn về mô hình CNXH Việt Nam và nội dung, giải
pháp để từng bước xây dựng CNXH ở Việt Nam một cách khúc triết, rành mạch,
rõ ràng, dung dị và dễ hiểu.