Page 2 - sach noi
P. 2
2
I. quan điểm của đảng cộng sản việt nam về chủ nghĩa xã hội và con đường
đi lên chủ nghĩa xã hội ở việt nam
1. Giai đoạn đấu tranh giành và bảo vệ độc lập dân tộc (1930 - 1954):
Hình thành những nhận thức ban đầu có ý nghĩa nền tảng
Có quan điểm cho rằng: “Đi lên chủ nghĩa xã hội đó là con đường sai lầm,
dẫn dân tộc đến đường cùng, ngõ cụt” .Đây thực chất là những luận điệu phi lịch
sử, phản động, phản khoa học.
Những thập niên đầu của thế kỷ 20, vấn đề xóa bỏ gông xiềng, xích sắt, áp
bức, bóc lột của thực dân, đế quốc, thực hiện “giải phóng dân tộc”, giành độc lập,
tự do là vấn đề hàng đầu của dân tộc Việt Nam. Đã có nhiều lập trường, quan
điểm và cách thức giải quyết khác nhau. Từ phong trào Cần Vương cuối thế kỷ
20, cuộc khởi nghĩa Yên Thế kéo dài đến đầu thế kỷ 20, phong trào cách mạng có
xu hướng bạo động của Phan Bội Châu, phong trào có xu hướng cải cách của Phan
Chu Trinh, đến cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Thái Học là những phong trào theo
hệ tư tưởng phong kiến hoặc theo hệ tư tưởng tư sản, nhưng bế tắc, lâm vào đường
cùng, ngõ cụt, làm cho tình hình đất nước đen tối, không có đường ra.
Trong hoàn cảnh đó, chính Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh đã bước ra bóng
tối để đi tìm ánh sáng giải phóng dân tộc, và lịch sử đã chứng minh con đường
cách mạng vô sản, độc lập dân tộc phải gắn liền với chủ nghĩa xã hội là con đường
duy nhất đúng đắn, có thể cứu nước, cứu nhà, giải phóng dân tộc; đưa nhân dân
thoát khỏi thân phận bị áp bức, bóc lột, nô lệ. Đặc biệt, sự ra đời của Đảng Cộng
sản Việt Nam (3/2/1930) đánh dấu một mốc son lịch sử trên con đường phát triển
của dân tộc ta.