Page 6 - sach noi
P. 6
6
2. Giai đoạn xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh thống
nhất nước nhà, đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội (1954 - 1985): cụ thể hóa
nhận thức trên cơ sở tham khảo, vận dụng kinh nghiệm các nước xã hội chủ
nghĩa, đặc biệt là mô hình Xô viết
a) Đại hội lần thứ 3 của Đảng (1960): Quyết định tiến hành công cuộc xây
dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc
Năm 1954, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược thắng lợi, miền
Bắc được hoàn toàn giải phóng, bắt tay vào xây dựng chủ nghĩa xã hội và thực
hiện vai trò hậu phương lớn trong cuộc kháng chiến của cả nước chống đế quốc
Mỹ xâm lược và bè lũ tay sai, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Đại hội 3 (1960) của Đảng đã quyết định tiến hành công cuộc xây dựng chủ
nghĩa xã hội ở miền Bắc. Trên cơ sở tham khảo, vận dụng kinh nghiệm của các nước
xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là của Liên Xô, Đảng ta đã đưa ra những nhận thức cơ bản
về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc nước ta. Đại
hội nhận định: Từ khi hòa bình được lập lại, miền Bắc nước ta đã bước vào thời kỳ
quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội và có đủ điều kiện vượt qua giai đoạn phát triển tư
bản chủ nghĩa tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội.
Thực tiễn đã chứng minh: Chính những thành quả tốt đẹp của chủ nghĩa xã
hội ở miền Bắc đã tạo ra sức mạnh và trở thành nhân tố quyết định thắng lợi của
cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược, thực hiện thống nhất Tổ quốc, đưa
cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội.
Thế mà, một số kẻ lại cả gan, bạo mồm vu khống trắng trợn, quy kết chúng ta
sai lầm khi tiến hành công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Miền Bắc. Thực chất
âm mưu của chúng vẫn thế, chống phá và hướng lái nước ta đi theo con đường, quỹ
đạo của chủ nghĩa tư bản có lợi cho chúng.
Thử hỏi nếu không có miền Bắc xã hội chủ nghĩa - hậu phương lớn của tiền
tuyến lớn, cung cấp kịp thời sức người, sức của cho chiến trường miền Nam đánh
thắng đế quốc Mỹ, thống nhất hai miền Nam, Bắc, non song thu về một mối thì đế
quốc Mỹ liệu có cúi đầu, cuốn cờ về nước và liệu lịch sử có ghi dấu mốc Hiệp định
Pari tháng 1 năm 1973 hay không?
Đại hội bước đầu phác họa những đường nét cơ bản về xã hội xã hội chủ
nghĩa mà nhân dân ta sẽ xây dựng ở miền Bắc: Xã hội ấm no, hạnh phúc; có nền
kinh tế xã hội chủ nghĩa cân đối với công nghiệp, nông nghiệp hiện đại, quan hệ
sản xuất với các hình thức khác nhau của chế độ sở hữu xã hội chủ nghĩa; có nền
đạo đức mới, văn hóa, khoa học, kỹ thuật tiên tiến; nhân dân lao động có đời sống
vật chất, tinh thần không ngừng được nâng cao; xã hội mới mà cơ sở là liên minh
giữa giai cấp công nhân với các tầng lớp nhân dân lao động khác, chủ yếu là giữa
công nhân và nông dân tập thể; có quan hệ hữu nghị quốc tế, trước hết là sự đoàn
kết, hợp tác với các nước xã hội chủ nghĩa do Liên Xô đứng đầu.
Về định hướng con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, Đại hội xác
định: Tiến hành cải tạo và xây dựng chủ nghĩa xã hội, trọng tâm là công nghiệp