Page 10 - sach noi
P. 10

10


                           3 năm rưỡi sau, Trung ương Đảng quyết định triệu tập Hội nghị đại biểu toàn
                     quốc giữa nhiệm kỳ vào tháng 1 năm 1994 để kịp thời xem xét và xử lý những áp
                     lực mới mà các thế lực thù địch đang ra sức tạo ra đối với các nước xã hội chủ
                     nghĩa còn lại nhằm thực hiện tham vọng “quét sạch chủ nghĩa xã hội trước thế kỷ
                     21”. Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ đã kịp thời chỉ ra những thách
                     thức lớn được coi là bốn nguy cơ thách thức lớn là: nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh
                     tế; nguy cơ chệch hướng xã hội chủ nghĩa; nạn tham nhũng và các tệ nạn xã hội;
                     âm mưu và hành động "diễn biến hòa bình" của các thế lực thù địch;  mà đến 12
                     năm sau, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 tiếp tục nhắc lại, chỉ rõ thêm những
                     biến tướng của nó và những thách thức mới do thời cuộc đặt ra.

                           Kết quả đổi mới cũng đã được Báo cáo tổng kết một số vấn đề lý luận - thực
                     tiễn qua 30 năm đổi mới (1986-2016) đánh giá cụ thể:
                           “Sau 10 năm đầu đổi mới (1986-1996), trong điều kiện bị bao vây, cấm vận,
                     đất nước đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, cơ bản hoàn thành những nhiệm

                     vụ của chặng đầu thời kỳ quá độ, chuyển sang thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa,
                     hiện đại hóa.
                           Trong 10 năm tiếp theo (1996-2006), về cơ bản, tình hình đất nước ổn định;
                     các khó khăn, thách thức dần được khắc phục; sản xuất phát triển, tốc độ tăng
                     trưởng nhanh, đời sống nhân dân được cải thiện; chính trị - xã hội ổn định; vai
                     trò, vị thế quốc tế của đất nước được nâng lên.

                           Trong 10 năm gần đây, đất nước ra khỏi tình trạng nước nghèo, kém phát
                     triển, trở thành nước đang phát triển có thu nhập trung bình, đạt tốc độ tăng trưởng
                     khá, chính trị - xã hội ổn định, bảo đảm an ninh xã hội”

                           Qua 35 năm tiến hành công cuộc đổi mới, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
                     đã khẳng định: “Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy
                     tín quốc tế như ngày nay”.

                           Đó cũng là lời khẳng định Việt Nam luôn kiên định đi lên chủ nghĩa xã hội
                     mà “không rơi vào vết xe đổ của Liên Xô” như sự xuyên tạc của các thế lực thù
                     địch, cơ hội chính trị. Đồng thời thể hiện tập trung nhất tính ưu việt của con đường
                     xây dựng chủ nghĩa xã hội và tính chất của chế độ ta là sự cải thiện không ngừng
                     đời sống mọi mặt của nhân dân.
                           Song bên cạnh đó, tuyệt đối không thể xem thường bốn nguy cơ mà Hội nghị

                     đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa 7 đã chỉ ra và Đại hội đại biểu toàn quốc lần
                     thứ 12 tiếp tục nhắc lại. Chỉ riêng “tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức,
                     lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”; tệ quan liêu, tham nhũng,
                     lãng phí khoảng cách giàu nghèo, phân hóa xã hội ngày càng tăng, đạo đức xã hội
                     xuống cấp đáng lo ngại” nếu không được khắc phục thì sẽ đẩy đất nước rơi vào vết
                     xe đổ của Liên Xô, hoàn toàn không phải vì kiên định con đường đi lên chủ nghĩa xã
                     hội mà vì đã thực sự xa rời nó.
   5   6   7   8   9   10   11   12   13   14   15