Page 15 - sach noi
P. 15
15
d) Đại hội 13 của Đảng - dấu mốc quan trọng trong quá trình phát triển
của Đảng, dân tộc, đất nước
Trên cơ sở tổng kết thực tiễn, nhất là đánh giá 35 năm tiến hành công cuộc đổi
mới; 30 năm thực hiện Cương lĩnh năm 1991 và 10 năm thực hiện Cương lĩnh năm
2011, Đại hội 13 của Đảng (2021) tiếp tục cụ thể hóa, bổ sung, làm sáng rõ hơn
những nhận thức về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước
ta. Cụ thể như sau:
Một là, Về mô hình xã hội xã hội chủ nghĩa:
Đảng nhận thức sâu sắc hơn mối quan hệ khăng khít, biện chứng giữa các
đặc trưng cơ bản.
Nội hàm của từng đặc trưng được bổ sung những nhận thức mới, phù hợp với
tình hình mới, yêu cầu mới, nổi bật là: Nhận thức về dân chủ xã hội chủ nghĩa; về
vai trò làm chủ của nhân dân; về phát triển kinh tế nhanh, bền vững, hiện đại hóa
lực lượng sản xuất gắn với quan hệ sản xuất đồng bộ, tiến bộ, phù hợp; về vai trò
là sức mạnh nội sinh, động lực phát triển của văn hóa, vai trò chủ thể và trung tâm
của con người; về vai trò, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc; về xây dựng Nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; về lợi ích của quốc gia - dân tộc trong quan hệ
quốc tế…
Hai là, Về thời kỳ quá độ và mục tiêu phấn đấu: “Đảng ta nhận thức sâu sắc
rằng, hiện nay Việt Nam đang trong quá trình xây dựng, quá độ lên chủ nghĩa xã
hội. Trong thời kỳ quá độ, các nhân tố xã hội chủ nghĩa được hình thành, xác lập
và phát triển đan xen, cạnh tranh với các nhân tố phi xã hội chủ nghĩa, gồm cả các
nhân tố tư bản chủ nghĩa trên một số lĩnh vực. Đó là cuộc đấu tranh rất gay go,
gian khổ, đòi hỏi phải có tầm nhìn mới, bản lĩnh mới và sức sáng tạo mới. Đi lên
theo định hướng xã hội chủ nghĩa là một quá trình không ngừng củng cố, tăng
cường, phát huy các nhân tố xã hội chủ nghĩa để các nhân tố đó ngày càng chi
phối, áp đảo và chiến thắng.
Như vậy có thể thấy, đi lên xã hội chủ nghĩa “là một quá trình không ngừng
củng cố, tăng cường, phát huy các nhân tố xã hội chủ nghĩa để các nhân tố đó
ngày càng chi phối, áp đảo và chiến thắng. Thành công hay thất bại là phụ thuộc
trước hết vào sự đúng đắn của đường lối, bản lĩnh chính trị, năng lực lãnh đạo và
sức chiến đấu của Đảng”. Đây chính là khẳng định của tổng bí thư Nguyễn Phú
Trọng trong Tác phẩm: “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội
và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam ”
Ba là, Đảng bổ sung mục tiêu tổng quát: “… phấn đấu đến giữa thế kỷ 21,
nước ta trở thành nước phát triển, theo định hướng xã hội chủ nghĩa”; đồng thời,
xác định mục tiêu cụ thể theo cách tiếp cận mới: Trình độ phát triển, trình độ công
nghiệp và thu nhập bình quân đầu người. Đây là tổng hợp cách tiếp cận của Đảng
ta trong 35 năm đổi mới và phù hợp với cách tiếp cận của thế giới: