Page 17 - sach noi
P. 17
17
Từ những định hướng chiến lược đó, Đại hội 13 của Đảng và Tổng Bí thư
Nguyễn Phú trọng đã rút ra và khái quát 7 “vấn đề mới, nổi bật”:
Thứ nhất, tiếp tục đổi mới tư duy, xây dựng và hoàn thiện đồng bộ thể chế
phát triển đất nước bền vững, trong đó có thể chế nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa; thể chế đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh
tế; đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số quốc gia.
Thứ hai, tạo đột phá trong đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo, khoa
học, công nghệ, ứng dụng kịp thời, có hiệu quả những thành tựu của cuộc Cách
mạng công nghiệp lần thứ tư.
Thứ ba, phát triển con người Việt Nam toàn diện và nền văn hóa Việt Nam
tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; quản lý phát triển xã hội ổn định, bền vững, bảo
đảm an ninh con người, an sinh xã hội.
Thứ tư, bảo vệ vững chắc Tổ quốc, chủ động ngăn ngừa nguy cơ chiến tranh,
xung đột từ sớm, từ xa; bảo đảm an ninh quốc gia; thực hiện đường lối đối ngoại
độc lập, tự chủ, vì hòa bình, phát triển, tích cực hội nhập quốc tế, bảo vệ tối đa lợi
ích quốc gia, dân tộc. Trong đó Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh
ngoại giao của nước ta là “trường phái ngoại giao “Cây tre Việt Nam” - mang đậm
bản sắc dân tộc, “dĩ bất biến ứng vạn biến”, “giữ trái tim nóng, cái đầu lạnh”,
“kiên quyết, kiên trì để xử lý các thách thức đối ngoại một cách mềm mại mà hiệu
quả, tranh thủ các điểm đồng về lợi ích để thúc đẩy hợp tác và phát triển, bảo vệ
tối đa lợi ích của dân tộc.
Thứ năm, thực hành và phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa rộng rãi, phát huy
quyền và vai trò làm chủ của nhân dân, củng cố niềm tin của nhân dân và sự đồng
thuận xã hội.
Thứ sáu, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, xây dựng hệ
thống chính trị trong sạch, vững mạnh, tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; đấu
tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực, quan liêu.
Thứ bảy, tiếp tục tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng toàn diện, gắn với
đổi mới phương thức lãnh đạo, phương thức cầm quyền của Đảng.
Có thể thấy rõ thời kỳ mới đòi hỏi phải phát triển đất nước toàn diện, đồng
bộ hơn về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, trong
đó “phát triển kinh tế - xã hội là trung tâm; xây dựng Đảng là then chốt; phát
triển văn hóa là nền tảng tinh thần; bảo đảm quốc phòng, an ninh là trọng yếu,
thường xuyên”.
Như vậy đến Đại hội 13: “Lý luận về đường lối đổi mới, về chủ nghĩa xã hội và
con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta ngày càng được hoàn thiện và từng bước
được hiện thực hoá”.
Để nâng cao nhận thức của quân nhân về chủ nghĩa xã hội và con đường đi
lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam cần có những giải pháp đồng bộ, thiết thực: