Page 12 - sach noi
P. 12
12
Cương lĩnh năm 1991 làm rõ bối cảnh, đặc điểm, yêu cầu, mục tiêu quá độ
lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Khẳng định, quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước
ta là quá trình lâu dài, trải qua nhiều chặng đường, phải tìm tòi bước đi, hình thức
và biện pháp thích hợp xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội.
Cương lĩnh xác định mục tiêu tổng quát phải đạt được khi kết thúc thời kỳ
quá độ là xây dựng xong về cơ bản những cơ sở kinh tế của chủ nghĩa xã hội, với
kiến trúc thượng tầng về chính trị và tư tưởng, văn hóa phù hợp, làm cho nước ta
trở thành một nước xã hội chủ nghĩa phồn vinh. Trong chặng đường đầu của thời
kỳ quá độ phải tiến hành đổi mới toàn diện, xã hội đạt tới trạng thái ổn định vững
chắc, tạo thế phát triển nhanh ở chặng đường sau.
Lần đầu tiên, trong Văn kiện có tầm quan trọng đặc biệt, Đảng đã trình bày
một cách hệ thống, toàn diện những vấn đề cốt lõi nhất liên quan đến chủ nghĩa
xã hội và phương hướng đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta; đưa ra những định
hướng có tính nguyên tắc, bảo đảm để cách mạng nước ta không đi chệch hướng
xã hội chủ nghĩa, đồng thời nêu cao tư tưởng đổi mới, phòng ngừa sự lặp lại những
sai lầm, vấp váp.
Sau Đại hội 7, trong giai đoạn từ năm 1991 đến năm 2010, từ thực tiễn đổi
mới vô cùng phong phú, Đảng Cộng sản Việt Nam, thông qua Đại hội 8, 9, 10 và
Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương các khóa, một mặt, triển khai mạnh mẽ công
cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội theo định hướng của Cương lĩnh năm 1991; mặt
khác, chú trọng tổng kết thực tiễn đổi mới, phát triển lý luận, làm sáng tỏ, đầy đủ
hơn những nhận thức về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở
Việt Nam.