Page 9 - sach noi
P. 9
9
3. Giai đoạn tiến hành công cuộc đổi mới (1986 - nay): Cương lĩnh năm
1991 và Cương lĩnh năm 2011 - Những bước tiến quan trọng và quá trình
hoàn thiện nhận thức lý luận
a) Giai đoạn tiến hành công cuộc đổi mới (1986 - nay)
Những năm 80 của thế kỷ 20, do những nguyên nhân khách quan, nhất là hậu
quả nặng nề của cuộc chiến tranh kéo dài và những khó khăn của nhiều mặt do chính
sách bao vây, cấm vận của các nước đế quốc cùng với những “… sai lầm nghiêm trọng
và kéo dài về chủ trương, chính sách lớn”. dẫn tới kinh tế bị khủng hoảng.
Với tinh thần nhìn thẳng vào sự thật và trên cơ sở tổng kết sâu sắc thực tiễn
đất nước, vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin cùng kinh nghiệm quốc tế, Đại
hội 6 của Đảng (tháng 12 năm 1986) quyết định khởi xướng công cuộc đổi mới.
Trong bốn bài học lớn đúc kết từ thực tiễn 10 năm xây dựng chủ nghĩa xã hội trên
phạm vi cả nước, Đại hội nhấn mạnh bài học “Để khắc phục được khuyết điểm,
chuyển biến được tình hình, Đảng ta trước hết phải thay đổi nhận thức, đổi mới tư
duy”.
Đại hội 6 nhận thức sâu sắc hơn tính tất yếu, lâu dài, khó khăn của thời kỳ
quá độ; xác định mục tiêu tổng quát, nhiệm vụ bao trùm trong những năm còn lại
của chặng đường đầu tiên là ổn định mọi mặt tình hình kinh tế - xã hội, tiếp tục
xây dựng những tiền đề cần thiết cho việc đẩy mạnh công nghiệp hóa xã hội chủ
nghĩa trong chặng đường tiếp theo.
Đại hội đánh dấu một bước ngoặt có ý nghĩa cách mạng trong sự nghiệp xây
dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta, tạo ra bước đột phá lớn toàn diện, đem lại luồng
sinh khí mới trong xã hội, làm xoay chuyển tình hình, đưa đất nước tiến lên.
Cuối những năm 80, đầu những năm 90 của thế kỷ 20, Sự sụp đổ chế độ xã
hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu là một cơn động đất chính trị lớn
của thế kỷ Nó có ảnh hưởng lớn không chỉ đối với thế giới xã hội chủ nghĩa và
độc lập dân tộc mà còn cả đối với thế giới tư bản chủ nghĩa.
Các ông trùm chiến lược, chiến lược gia và chính khách cỡ bự của chủ nghĩa
tư bản đều vỗ tay ăn mừng rằng đây là hồi chuông báo tử, rằng chủ nghĩa xã hội
sẽ diệt vong vào cuối thế kỷ 20.
Ta nhận định hoàn toàn ngược lại. Sự sụp đổ ở Liên Xô và các nước Đông
Âu kéo theo thoái trào của phong trào cộng sản và công nhân thế giới là một tổn
thất lớn, nhưng đó là tạm thời chứ không phải tất yếu, tin rằng, các nước xã hội
chủ nghĩa còn lại sẽ giữ vững trận địa, các đảng cộng sản và công nhân sẽ khôi
phục hoạt động trong điều kiện mới, và xu thế xã hội chủ nghĩa sẽ tiếp tục đi lên
dưới hình thức này hay hình thức khác.
Đối với nước ta, câu trả lời bước đầu đã có: Văn kiện Đại hội 7 của Đảng
(tháng 6 năm 1991) khẳng định: “Đối với nước ta, kiên trì con đường xã hội chủ
nghĩa là sự lựa chọn duy nhất đúng đắn, không có con đường nào khác để có độc
lập thực sự và tự do, hạnh phúc cho nhân dân”.