Page 8 - sach noi
P. 8
8
b) Đường lối của Đảng về cách mạng xã hội chủ nghĩa từ khi đất nước thống
nhất cho đến trước đổi mới
Đại hội lần thứ 4 của Đảng (1976):
Về cơ bản giống Đại hội 3, song có kế thừa, phát triển và làm rõ hơn một số
vấn đề: Làm rõ hơn vai trò của 3 cuộc cách mạng (cách mạng về quan hệ sản xuất,
cách mạng khoa học – kỹ thuật (là then chốt), cách mạng tư tưởng và văn hóa; nhấn
mạnh vấn đề xây dựng nền sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa, chế độ làm chủ tập thể
xã hội chủ nghĩa, nền văn hóa mới và con người xã hội chủ nghĩa; làm rõ hơn mối
quan hệ giữa cải tạo xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội, giữa xây dựng
đất nước và tăng cường quốc phòng, an ninh; nhấn mạnh tính toàn diện, triệt để,
phong phú và phức tạp, gian khổ của tiến trình đi lên chủ nghĩa xã hội. Tiếp tục
khẳng định: Đẩy mạnh công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa là nhiệm vụ trung tâm
của thời kỳ quá độ. Lần đầu tiên Đảng đưa ra mô hình mục tiêu của chủ nghĩa xã
hội mà nhân dân ta phải vươn tới, đó là: Xây dựng chế độ làm chủ tập thể xã hội
chủ nghĩa, xây dựng nền sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền văn hoá mới,
xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa.
Tuy nhiên, việc phác thảo mô hình chưa rõ nét: Trong thiết kế mô hình, đã nhập
mục tiêu, phương tiện, phương pháp với kết cấu kinh tế - xã hội để đảm bảo cho mục
tiêu được thực hiện lại với nhau. Tuy đã thiết kế được mục tiêu cuối cùng, nhưng
Đảng chưa cụ thể hóa thành những nhiệm vụ mục tiêu cụ thể cho phù hợp với từng
giai đoạn, nhất là trong chặng đường đầu tiên của thời kỳ quá độ.
Đại hội lần thứ 5 của Đảng (1982):
Tiếp tục khẳng định những nhận thức và định hướng chung của Đại hội 4.
Nhận thức mới về sự phân kỳ của thời kỳ quá độ… phải trải qua nhiều chặng
đường kế tiếp nhau, mà chúng ta còn đang ở chặng đường đầu tiên của thời kỳ
quá độ. Bước đầu có một số điều chỉnh về định hướng công nghiệp hóa xã hội chủ
nghĩa, về vận dụng quan hệ hàng hóa - tiền tệ, quan hệ thị trường…
Tóm lại, những nhận thức về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa
xã hội ở nước ta thời kỳ trước đổi mới là tiền đề lý luận rất quan trọng để Đảng
kế thừa có chọn lọc, tiếp tục phát triển và từng bước hoàn thiện trong quá trình
lãnh đạo công cuộc đổi mới. Tuy nhiên, vẫn còn những hạn chế: Nhận thức về
chủ nghĩa xã hội còn dập khuôn máy móc, chưa xác định được mô hình xã hội
chủ nghĩa ở Việt nam với những đặc trưng cụ thể; nhận thức chưa đúng về thực
chất quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa ở Việt Nam
và tính chất phức tạp, khó khăn, lâu dài của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở
Việt Nam”.