Page 23 - sach noi
P. 23
23
Những thuận lợi và khó khăn, thời cơ và thách thức trong quá trình đi lên
chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam; những thành tựu, hạn chế, khuyết điểm và nguyên
nhân của những thành tựu, hạn chế, khuyết điểm; về nguy cơ, nhất là nguy cơ
“chệch hướng xã hội chủ nghĩa”, về nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫn
đến sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu…
Làm cho mọi quân nhân nhận thức sâu sắc rằng, “thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội là một sự nghiệp lâu dài, vô cùng khó khăn và phức tạp, vì nó phải
tạo sự biến đổi sâu sắc về chất trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Việt
Nam đi lên chủ nghĩa xã hội từ một nước nông nghiệp lạc hậu, bỏ qua chế độ tư
bản chủ nghĩa, lực lượng sản xuất rất thấp, lại trải qua mấy chục năm chiến tranh,
hậu quả rất nặng nề; các thế lực thù địch thường xuyên tìm cách phá hoại cho
nên lại càng khó khăn, phức tạp, nhất thiết phải trải qua một thời kỳ quá độ lâu
dài với nhiều bước đi, nhiều hình thức tổ chức kinh tế, xã hội đan xen nhau, có sự
đấu tranh giữa cái cũ và cái mới”.
Chúng ta phải hiểu “Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội” được ví như
“phòng chờ” lên CNCS, ở đó có sự giao thoa, đấu tranh giữa cái cũ và cái mới,
cái lạc hậu và tiến bộ và chúng ta phải nhận thức và chấp nhận nó như một sự tất
yếu của sự phát triển, không nóng vội, chủ quan, duy ý chí, không nhẹ dạ, cả tin
để các thế lực thù địch dắt mũi.
Đặc biệt, cần thường xuyên thông tin, tuyên truyền, phổ biến sâu rộng cho
cán bộ, chiến sĩ nhận thức sâu sắc về tính ưu việt và bản chất tốt đẹp của chế độ
xã hội chủ nghĩa - một chế độ xã hội tiến bộ và ưu việt hơn tất cả các xã hội trước
đó; về các đặc trưng chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội; về những đặc trưng cơ bản
của chủ nghĩa xã hội mà nhân dân ta đang xây dựng, về phương hướng đi lên chủ
nghĩa xã hội ở nước ta để khẳng định tính ưu việt và bản chất tốt đẹp của chủ
nghĩa xã hội Việt Nam.
Chủ động tuyên truyền làm cho mọi quân nhân nhận thức đúng về bản chất
của chủ nghĩa tư bản ngày nay.
Đúng là không ai có thể phủ nhận một thực tế là các nước tư bản chủ nghĩa
phát triển đã có được những thành tựu phát triển về kinh tế, khoa học -công nghệ
kéo theo những cải thiện nhất định về điều kiện sống của người dân. Nhưng đó
mới chỉ là cách nhìn thực tại, phiến diện, không thấy đằng sau và phía trước của
sự phát triển ấy là gì?
Trước hết, cần phải nhìn cho rõ những thành tựu đó do đâu mà có. Chủ nghĩa
tư bản đã có nhiều trăm năm phát triển. Trên con đường phát triển của chủ nghĩa tư
bản, bánh xe vận hành của nó đã lăn đi trong ngập ngụa máu và nước mắt của nhân
loại cần lao, thống khổ trên khắp các lục địa. “Những nước tư bản hiện đại là kết quả
của một lịch sử nô dịch, diệt chủng, bạo lực và bóc lột một cách ghê tởm”, đó là lời
tự thú có tính chất phản tỉnh của Terry Eagleton - một học giả người Anh.