Page 24 - sach noi
P. 24

24


                           Gần 20 năm, đế quốc Mỹ thay chân thực dân Pháp thiết lập nền thống trị,
                     giày xéo đất nước ta. Những nhà tù địa ngục trần gian ở Côn Đảo, Phú Quốc,
                     những vụ tàn sát ở Thái Bình (Bình Định) năm 1966, Bình Hòa (Quảng Ngãi)
                     năm 1966, Mỹ Lai (Quảng Ngãi) năm 1968, vụ ném bom B52 rải thảm khu phố
                     Khâm Thiên, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), phải chăng đó không phải là tội ác
                     thấu trời của chế độ tư bản Mỹ? Ngỡ tưởng, không phải nhìn đâu xa, chính những
                     trang lịch sử khắc nghiệt và đau thương ấy đã đủ để cho các thế hệ chúng ta và
                     con cháu chúng ta hiểu được bản chất của chủ nghĩa tư bản!

                           Chúng ta không phủ nhận nhiều giá trị của chế độ tư bản chủ nghĩa, nhưng
                     chế độ đó vẫn là chế độ nhằm bảo đảm sự thống trị, bóc lột của giai cấp tư sản đối
                     với xã hội và người lao động, đầy rẫy bất công, do nó sinh ra “Mọi đói nghèo,
                     thất nghiệp, thất học và bạo lực” như chính giáo sư Paul Mishler, Trường Đại
                     học bang Indiana, Mỹ đã từng nhận xét.
                           Ngay cả như nước Mỹ hoa lệ, đất nước tự cho mình cái quyền phán xét quyền

                     dân chủ, nhân quyền của các nước, có ai dám chắc mọi người dân đều có cuộc
                     sống tốt đẹp. Hàng chục triệu người dân Mỹ không có bảo hiểm y tế chỉ có cách
                     chờ tử thần khi mắc bệnh. Ở bang California, quá nửa nam giới người da đen có
                     ít nhất một lần trong đời phải đi tù.
                           Những người đưa ra luận điệu chống phá, rồi cố tình“khuyên” chúng ta phải theo
                     con đường chủ nghĩa tư bản phải thấy rằng, chủ nghĩa tư bản hiện đại dù có biến
                     đổi,thích nghi thì về bản chất vẫn là chủ nghĩa tư bản, là chủnghĩa tư bản độc quyền
                     nhà nước ở trình độ cao, chứ không hề có sự thay đổi bản chất, tuy nó có những tiến
                     bộ nhất định, nhưng nó vẫn là chế độ bóc lột, bất công và đầy mâu thuẫn.

                           Ở trong lòng xã hội tư bản hiện đại, đời sống của người lao động tuy có được
                     cải thiện, nhưng đó là sự cải thiện do tiến bộ chung của xã hội, số người lao động
                     bị thất nghiệp, số người nghèo khổ ngày càng tăng lên không ngừng. Sự phát triển
                     của các tập đoàn tư bản, các công ty tư bản xuyên quốc gia cùng sự bòn rút tài
                     nguyên và bóc lột nhân dân nhiều nước thuộc thế giới thứ ba; các cuộc chiến tranh
                     đẫm máu chống các quốc gia độc lập có chủ quyền trên thế giới do chủ nghĩa đế
                     quốc phát động  là nguyên nhân chủ yếu khiến hàng trăm triệu người bị đe dọa
                     chết đói, hơn một tỷ người sống trong cảnh khốn cùng, thất nghiệp, gần một tỷ
                     người mù chữ.

                           Đi từ kinh tế thị trường tự do đến chủ nghĩa tự do mới, chủ nghĩa tư bản vẫn
                     không thể tìm ra lối thoát bởi tính chất ăn bám, bóc lột của nó. Thực chất của chế
                     độ tư bản, như giáo sư Jefferey Sachs ở Đại học Columbia (New York, Mỹ) cho
                     rằng, là “của 1%, do 1% và vì 1%” (của số người chiếm 1% dân số, do số người
                     chiếm 1% dân số và vì số người chiếm 1% dân số)1. Tất cả điều đó đã nói lên tính
                     chất ăn bám, bóc lột, phản động và tất yếu diệt vong của chủ nghĩa tư bản. Chủ
                     nghĩa ấy, chế độ ấy không thể là sự lựa chọn của nhân dân ta.
   19   20   21   22   23   24   25   26   27   28   29