Page 214 - Phụ nữ EVN HỘI NHẬP VÀ PHÁT TRIỂN
P. 214
đã có các quy định nhưng thực tế nữ giới vẫn là thiểu số, vẫn "đếm trên đầu ngón tay". Đó
là thiệt thòi cho chị em.
Điều đó xuất phát chủ yếu từ hai nguyên nhân sau:
Thứ nhất, không nhiều cấp lãnh đạo quan tâm đến sự phát triển cán bộ nữ. Theo tôi
cần xem xét có tỷ lệ cứng hơn về cơ cấu nữ. Ví dụ yêu cầu không ít hơn 15% cán bộ nữ trong
danh sách quy hoạch thì phải đưa ra các cách thức để đảm bảo tỷ lệ này. Ví dụ nếu thực tế
tại chỗ không đủ người thì yêu cầu báo cáo cấp có thẩm quyền để xem xét đưa cán bộ nữ ở
đơn vị, bộ phận cùng cấp khác trong cùng đơn vị, công ty, tổng công ty, cùng tập đoàn vào
quy hoạch cho đủ. Tương tự về tỷ lệ nữ trong hàng ngũ lãnh đạo quản lý, nếu người tại chỗ
không có thì lấy cán bộ nữ trong quy hoạch cấp tương đương trở lên đưa vào danh sách để
tiến hành các quy trình lựa chọn và trình cấp có thẩm quyền xem xét bổ nhiệm. Việc này
phải xây dựng thành quy chế, thực hiện công khai minh bạch, các bộ phận làm công tác cán
bộ phải tổ chức kiểm tra giám sát thường xuyên.
Thứ hai xuất phát từ chính nữ giới. Ngoài việc phải tích cực, có tinh thần trách nhiệm
trong công tác, nữ giới cũng cần tự tin, thể hiện năng lực của mình. Nếu mình an phận thủ
thường, coi nhẹ công việc được giao, xao nhãng, không giải quyết đến nơi đến chốn, đi trễ
về sớm, tranh thủ làm việc nhà trong giờ làm việc... thì làm sao xứng đáng để phát triển
làm lãnh đạo. Nếu tự mình thấy mình nhỏ bé, thiếu tự tin, thu mình lại trước đám đông...
thì làm sao quần chúng tin tưởng ở mình, làm sao trở thành người lãnh đạo quản lý để dẫn
dắt người khác.
Công bằng mà nói nữ giới vốn thiệt thòi hơn nam giới, quỹ thời gian ít hơn nam giới
vì chị em còn phải đảm nhận vai trò làm vợ, làm mẹ. Cho nên, bên cạnh sự quan tâm của
các cấp lãnh đạo, ngoài sự nỗ lực vươn lên của bản thân chị em, nam giới nếu không thể ưu
ái thì hãy đối xử một cách công bằng với nữ giới, để chị em có cơ hội phát triển, đóng góp
nhiều hơn cho ngành và cho xã hội.
Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã ban hành Kế hoạch bình đẳng giới giai đoạn 2021
- 2025, trong đó đã đưa ra các mục tiêu cụ thể về bình đẳng giới nhằm tiếp tục thu hẹp
khoảng cách giới trong các lĩnh vực, nâng cao năng lực của cả nam và nữ để đáp ứng được
yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, yêu cầu chuyển đổi số, đồng thời tiếp tục
nâng cao đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần của toàn thể CBCNV, góp phần vào sự phát
triển bền vững của Tập đoàn.
PHỤ NỮ EVN - HỘI NHẬP VÀ PHÁT TRIỂN
EVN sẽ xây dựng các chính sách quy hoạch bổ nhiệm cán bộ nữ lồng ghép vào quy
chế về công tác cán bộ, điều chỉnh quy định về tuyển dụng, đào tạo lao động nữ trong các
quy chế tuyển dụng, đào tạo của EVN. Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ của Tập đoàn cũng sẽ xây
dựng và triển khai chương trình đào tạo nâng cao nhận thức về bình đẳng giới cho lãnh đạo
và đưa đào tạo kỹ năng cho cán bộ quản lý nữ thành chương trình đào tạo thường xuyên
và bắt buộc.
Ngoài ra, Tập đoàn sẽ phối hợp với Công đoàn Điện lực Việt Nam xây dựng các chương PHỤ NỮ EVN - HỘI NHẬP VÀ PHÁT TRIỂN
trình truyền thông truyền cảm hứng, tạo sự gắn kết trong cơ quan, không cho phép có sự
kỳ thị nam nữ, nhằm thay đổi các định kiến và xây dựng môi trường làm việc thật sự bình
đẳng về giới.
Tôi mong là được nhìn thấy nhiều gương mặt nữ cán bộ lãnh đạo quản lý hơn nữa
trong giai đoạn phát triển sắp đến của Tập đoàn Điện lực Việt Nam.
214 215