Page 3 - “Bất tuân dân sự” hay là chiêu trò kích động, chống phá Đảng, Nhà nước của các thế lực thù địch, phản động và cơ hội chính trị - ĐẤU TRANH PHẢN BÁC LUẬN ĐIỆU SAI TRÁI, THÙ ĐỊCH - Tạp chí Cộng sản
P. 3
2021/6/25 “Bất tuân dân sự” hay là chiêu trò kích động, chống phá Đảng, Nhà nước của các thế lực thù địch, phản động và cơ hội chính trị - ĐẤU T…
Người biểu tình đụng độ với cảnh sát chống bạo động trong cuộc biểu tình ở Caracas, Venezuela năm 2017 _Nguồn: AFP /
Getty Images
Mặc dù là người đầu tiên đưa ra thuật ngữ “bất tuân dân sự”, nhưng ở thời điểm ra đời, tác
phẩm của Hen-ri Đây-vít Thơ-râu không gây được ảnh hưởng. Tuy nhiên, sang thế kỷ 20,
tư tưởng về một cuộc “cách mạng hòa bình” của Thơ-râu được một số nhà hoạt động chính
trị phát triển thành phương pháp đấu tranh bất bạo động như phong trào “Satyagraha” của
Ma-hát-ma Gan-đi đấu tranh giành độc lập dân tộc cho Ấn Độ từ thực dân Anh (năm
1947); phong trào đấu tranh chống phân biệt chủng tộc ở Mỹ của mục sư Mác-tin Lu-thơ
Kinh (thập niên 60 thế kỷ 20); phong trào đấu tranh chống phân biệt chủng tộc (chủ nghĩa
A-pác-thai) ở Nam Phi của Nen-xơn Man-đê-la... Đặc biệt, sau Chiến tranh thế giới thứ
hai, chiến lược “diễn biến hòa bình” của chủ nghĩa đế quốc ra đời với tư tưởng chủ đạo là
chuyển cuộc đấu tranh vào bên trong các nước xã hội chủ nghĩa. Từ đó, chiêu bài “bất tuân
dân sự” đã bị chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động quốc tế lợi dụng và từng bước trở
thành một phương thức, thủ đoạn nằm trong mối liên hệ chặt chẽ với các phương thức, thủ
đoạn khác của chiến lược “diễn biến hòa bình”. Các cuộc “cách mạng nhung” ở Tiệp
Khắc và Cộng hòa Dân chủ Đức; “cách mạng ca hát” ở các nước vùng Ban-tích (thuộc Liên
Xô) vào những năm cuối thế kỷ XX; các cuộc “cách mạng màu” ở một số nước trong không
gian hậu Xô-viết; “cách mạng hoa nhài” (“Mùa xuân Ả Rập”) ở một số nước Bắc Phi,
https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/dau-tranh-phan-bac-cac-luan-dieu-sai-trai-thu-dich/chi-tiet/-/asset_publisher/YqSB2JpnYto9/content/-ba… 3/15