Page 6 - “Bất tuân dân sự” hay là chiêu trò kích động, chống phá Đảng, Nhà nước của các thế lực thù địch, phản động và cơ hội chính trị - ĐẤU TRANH PHẢN BÁC LUẬN ĐIỆU SAI TRÁI, THÙ ĐỊCH - Tạp chí Cộng sản
P. 6
2021/6/25 “Bất tuân dân sự” hay là chiêu trò kích động, chống phá Đảng, Nhà nước của các thế lực thù địch, phản động và cơ hội chính trị - ĐẤU T…
người, tôi đã đi đến kết luận rằng, những sự khác biệt của pháp luật và của đạo lý loài người
không phải do họ tự vẽ ra một cách tùy tiện. Các đạo luật phải nằm trong mối liên hệ chặt
chẽ với các đặc điểm của dân tộc vì dân tộc đó mới cần làm ra những đạo luật này. Và chỉ có
những trường hợp rất đặc biệt luật của dân tộc này mới có thể thích ứng với dân tộc khác (9) .
Hê-ghen, nhà triết học vĩ đại người Đức, cũng khẳng định điều tương tự: “Mỗi dân tộc có
chế độ nhà nước của mình; chế độ nhà nước Anh quốc là của người Anh; và nếu như người
ta tự dưng muốn chuyển cho người Phổ thì điều đó cực kỳ vô lý như là quyết định chuyển
Nhà nước Phổ cho người Thổ Nhĩ Kỳ. Mỗi một chế độ nhà nước chỉ là sản phẩm, là sự thể
hiện tinh thần của riêng một dân tộc và của trình độ phát triển của ý thức dân tộc của họ
mà thôi. Sự phát triển đó đòi hỏi một sự vận động liên tục và nhiều bước trong đó không
một bước nào có thể bị xóa bỏ” (10) . Công ước về các quyền dân sự và chính trị năm 1966
khẳng định: “Tất cả các dân tộc đều có quyền tự quyết. Xuất phát từ quyền đó, các dân tộc
tự do quyết định thể chế chính trị của mình và tự do phát triển kinh tế, xã hội và văn
hóa” (11) . Công ước về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa năm 1966 khẳng định: “1. Mọi
dân tộc đều có quyền tự quyết. Xuất phát từ quyền đó, các dân tộc tự do quyết định thể chế
chính trị của mình và tự do phát triển kinh tế, xã hội và văn hóa...” (12) .
Vì lẽ đó, việc xác định và lựa chọn ban hành đạo luật nào là quyền năng riêng của từng quốc
gia. Ban hành Luật An ninh mạng là một ví dụ điển hình. Cần thấy rằng, luật (pháp luật) về
an ninh mạng luôn được quan tâm không chỉ ở Việt Nam mà còn ở nhiều quốc gia và tổ chức quốc
tế trên toàn thế giới (13) ... Luật An ninh mạng rất cần thiết không chỉ để bảo vệ an ninh quốc
gia mà còn nhằm bảo vệ người dân, để có môi trường xã hội phát triển lành mạnh trên
không gian mạng. Các quy định trong dự thảo Luật An ninh mạng của Việt Nam được chuẩn
bị công phu, kỹ lưỡng, với sự tham gia đóng góp ý kiến của các bộ, ngành chức năng, cơ
quan quản lý nhà nước, các doanh nghiệp, nhiều chuyên gia, tổ chức, tập đoàn kinh tế, viễn
thông nước ngoài lớn (như Facebook, Google, Apple, Amazon, Hội đồng kinh doanh Mỹ -
ASEAN, Hiệp hội điện toán đám mây châu Á; các cơ quan đại diện nước ngoài như Mỹ, Ca-
na-đa, Ô-xtrây-li-a, Nhật Bản... và ý kiến rộng rãi của quần chúng nhân dân; sự thẩm tra
của Ủy ban Quốc phòng và An ninh, sự chỉnh lý của các đại biểu Quốc hội qua 2 kỳ họp thứ 4
và thứ 5, Quốc hội khóa XIV (14) . Các quy định của Luật An ninh mạng cũng phù hợp với pháp
luật các nước và thông lệ quốc tế. Quy định về tội phạm mạng trong Luật An ninh mạng
không phải là điều xa lạ gì, bởi lẽ không chỉ Việt Nam mà nhiều quốc gia cũng quy định về
tội phạm mạng. Theo thống kê của Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển
(UNCTAD), đã có đến 154 quốc gia trong tổng số 194 quốc gia thành viên UNCTAD ban hành
. Các quy định của Luật An ninh mạng về bảo vệ thông tin
luật pháp về tội phạm mạng (15)
thuộc bí mật nhà nước, bí mật công tác, bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân, bí mật gia đình
và đời sống riêng tư trên không gian mạng cũng phù hợp với xu hướng chung trên toàn thế
giới về bảo vệ thông tin cá nhân. Nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới đã ban hành
Luật về bảo vệ thông tin cá nhân dưới nhiều tên gọi khác nhau như Luật Bảo vệ dữ liệu cá
https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/dau-tranh-phan-bac-cac-luan-dieu-sai-trai-thu-dich/chi-tiet/-/asset_publisher/YqSB2JpnYto9/content/-ba… 6/15