Page 9 - “Bất tuân dân sự” hay là chiêu trò kích động, chống phá Đảng, Nhà nước của các thế lực thù địch, phản động và cơ hội chính trị - ĐẤU TRANH PHẢN BÁC LUẬN ĐIỆU SAI TRÁI, THÙ ĐỊCH - Tạp chí Cộng sản
P. 9
2021/6/25 “Bất tuân dân sự” hay là chiêu trò kích động, chống phá Đảng, Nhà nước của các thế lực thù địch, phản động và cơ hội chính trị - ĐẤU T…
đang là vấn đề nổi cộm ở không chỉ ở Việt Nam, mà còn ở nhiều nước trên thế giới. Theo số liệu
từ Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông), hơn 9.300 trang web tại Việt Nam
bị tấn công trong năm 2019. Theo báo cáo International Privacy Day Report 2020 của
Kaspersky, Việt Nam đứng thứ 9 trên toàn cầu về mức độ bị ảnh hưởng bởi phần mềm gián
điệp, với 7.216 người dùng bị tấn công vào năm 2019. Theo số liệu thống kê được ghi nhận
bởi hệ thống giám sát của hãng bảo mật Mỹ SonicWall, hầu hết các hình thức tấn công đều
có xu hướng gia tăng trên toàn cầu trong năm 2018. Cụ thể, số lượng các tấn công bằng mã
độc gia tăng trên toàn cầu trong ba năm liên tiếp. Theo Báo cáo rủi ro toàn cầu năm 2019
của Diễn đàn Kinh tế thế giới, các cuộc tấn công an toàn, an ninh mạng hiện nằm trong số
những rủi ro hàng đầu trên toàn cầu. Trong năm 2019, hệ thống CyStack Attack Map ghi
nhận 563.000 cuộc tấn công vào các trang web trên toàn cầu.
Thực tiễn các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới đã chỉ ra một điều hiển nhiên rằng, việc
hình thành các khu kinh tế đặc biệt luôn diễn ra và là hiện tượng phổ biến trên thế giới (18) . Theo
dữ liệu thống kê của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), trong vòng 30 năm, từ năm 1975 đến
năm 2006, đã có sự tăng vọt số lượng SEZ và số lượng quốc gia có SEZ trên toàn thế giới (19) .
Nhiều quốc gia đã ban hành các luật riêng về khu kinh tế (20) . Như vậy, việc hình thành các
khu kinh tế đặc biệt trên thế giới không phải là hiện tượng ngẫu nhiên xuất hiện, mà đã có
một quá trình hình thành lâu dài, với nhiều dạng thức khác nhau, được ghi nhận trong
nhiều tài liệu của các tổ chức quốc tế lớn, và được quy định trong một đạo luật riêng biệt
của quốc gia.
Pháp luật Việt Nam ghi nhận và bảo vệ các quyền tự do, dân chủ, nhưng
không dung thứ cho hành vi lợi dụng tự do, dân chủ, “bất tuân dân sự”
để vi phạm pháp luật, chống phá Đảng và Nhà nước
Các quyền tự do, dân chủ luôn là các quyền thiêng liêng, cần thiết cho cuộc sống, là một
biểu hiện cho tiến bộ và là yếu tố thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Nhưng tự do chưa bao
giờ và không bao giờ là tự do chung chung, tự do vô bờ bến. Điều này được thể hiện rõ nét
trong pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế (21) . Pháp luật Việt Nam chỉ hạn chế quyền tự
do của những người lợi dụng pháp luật xâm hại đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội
và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, cộng đồng. Ví dụ, khoản 1, Điều 331 Bộ luật Hình
sự năm 2015 quy định về hành vi lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của
Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Việc quy định chỉ hạn chế quyền tự do
của những người lợi dụng pháp luật xâm hại đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội và lợi
ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, cộng đồng cũng phù hợp với luật pháp và thông lệ quốc tế. Cụ
thể là, Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR) đề cập cụ thể trong một số
https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/dau-tranh-phan-bac-cac-luan-dieu-sai-trai-thu-dich/chi-tiet/-/asset_publisher/YqSB2JpnYto9/content/-ba… 9/15