Page 40 - HIẾN PHÁP ĐỆ TAM VNCH
P. 40
Điều 3.5.3.3.1: Đương sự phải đình chỉ nhiệm vụ từ khi Quốc Hội biểu quyết truy tố cho
đến khi Đặc Biệt Pháp Viện có phán quyết.
Điều 3.5.3.3.2: Đặc Biệt Pháp Viện phán quyết truất quyền, theo đa số ba phần tư
(3/4) tổng số thành viên. Riêng đối với Tổng Thống và Phó Tổng Thống phán quyết
truất quyền theo đa số bốn phần năm (4/5) tổng số thành viên.
Điều 3.5.3.3.3: Đương sự được quyền biện hộ trong mọi giai đoạn của thủ tục truy tố.
Điều 3.5.3.3.4: Sau khi bị truất quyền, đương sự có thể bị truy tố trước các tòa án có
thẩm quyền.
MỤC 3.5.4: GIÁM SÁT VIỆN (GSV)
KHOẢN 3.5.4.1: THẨM QUYỀN GIÁM SÁT VIỆN:
Điều 3.5.4.1.1: Thanh tra, kiểm soát và điều tra nhân viên các cơ quan công quyền và
tư nhân đồng phạm hay tòng phạm, về mọi hành vi tham nhũng, đầu cơ, hối mại quyền
thế, hoặc phương hại đến quyền lợi quốc gia.
Điều 3.5.4.1.2: Thẩm tra kế toán đối với các cơ quan công quyền và hợp doanh.
Điều 3.5.4.1.3: Kiểm kê tài sản các nhân viên các cơ quan công quyền, kể cả Tổng
Thống, Phó Tổng Thống, Thủ Tướng, Dân Biểu, Nghị Sĩ, Chủ Tịch Tối Cao Pháp Viện.
Điều 3.5.4.1.4: Riêng đối với Chủ Tịch Giám Sát Viện và các Giám Sát Viên, việc kiểm
kê tài sản do Tối Cao Pháp Viện đảm trách.
KHOẢN 3.5.4.2: QUYỀN HẠN GIÁM SÁT VIỆN:
Điều 3.5.4.2.1: Giám Sát Viện có quyền đề nghị các biện pháp chế tài về kỷ luật đối với
nhân viên phạm lỗi, hoặc yêu cầu truy tố đương sự ra trước tòa án có thẩm quyền.
Điều 3.5.4.2.2: Giám Sát Viện có quyền công bố kết quả cuộc điều tra.
KHOẢN 3.5.4.3: TỔ CHỨC GIÁM SÁT VIỆN: Một đạo luật sẽ qui định sự tổ chức và điều
hành Giám Sát Viện. Tuy nhiên, Quốc Hội Khóa I Đệ III VNCH ấn định căn bản:
Điều 3.5.4.3.1: Giám Sát Viện gồm từ chín (9) đến mười tám (18) Giám Sát viên, một
phần ba (1/3) do Quốc Hội, một phần ba (1/3) do Tổng Thống và một phần ba (1/3) do
Tối Cao Pháp Viện chỉ định.
Điều 3.5.4.3.2: Giám Sát viên được hưởng những quyền hạn và bảo đảm cần thiết để
thi hành nhiệm vụ.
Hiến Pháp Đệ III VNCH Page 40 of 81