Page 35 - Sử Ký CMC 30 - Kiến tạo di sản số - Chương I
P. 35

CHƯƠNG 1.            LỬA















                                     Bước đi   sơ khai















                                    Tròn một phần tư thế kỷ, Internet từ một công nghệ lạ lẫm, nay được



                                    70 triệu người Việt sử dụng trong cuộc sống hàng ngày. Nếu những


                                    năm 1995, điện thoại là phương thức liên lạc từ xa duy nhất của



                                    người Việt thì chỉ một năm sau đó, năm 1996, với sự xuất hiện phổ



                                    biến của máy tính và các công ty giải pháp đã đưa công nghệ Việt


                                    Nam tiến thêm một bước mới. Những người có máy tính dần kết nối



                                    với nhau bằng hệ thống mạng máy tính nội bộ (Local LAN Network).



                                    CMC nhanh chóng đón đầu xu hướng, bên cạnh việc lắp ráp máy tính


                                    thương hiệu riêng, các kỹ sư phát huy những kiến thức đã được đào



                                    tạo, tập trung nghiên cứu xây dựng mạng kết nối phục vụ nhu cầu



                                    thị trường. Ban đầu Local LAN Network chỉ được sử dụng để thay thế


                                    việc sao chép thông tin ra đĩa DISC và đĩa từ để in ấn. Sau này



                                    khi thị trường phát sinh nhu cầu “nhắn tin”, trao đổi qua lại giữa


                                    2 máy tính, các kỹ sư Phòng Hệ thống (sau này là Trung tâm Tích



                                    hợp hệ thống CMC) đã cùng nhau nghiên cứu xây dựng mạng máy tính



                                    có thể chia sẻ file, trao đổi thông tin. Đây được coi là một bước


                                    tiến lớn trong ngành công nghệ thông tin.














                                     CMC và những dòng chữ Tiếng Việt







                                                      đầu tiên trên máy tính

















                                    Năm 1999 - 2000, sau chuyến công tác nước ngoài, Anh Hà Thế Minh



                                    mang về một quyển sách Khái niệm Nguồn mở (Linux) và mong muốn bản


                                    địa hóa hệ điều hành bao gồm Việt hóa để có giao diện phù hợp với



                                    người dân Việt Nam, nhập liệu được bằng ngôn ngữ Việt Nam, lưu trữ



                                    và sắp xếp, tìm kiếm theo bảng chữ cái tiếng Việt. Đây là một nhiệm


                                    vụ rất khó thời bấy giờ.







                                    Cả năm 2000, nhóm kỹ sư trẻ của Trung tâm Tích hợp hệ thống có nhiệm



                                    vụ chính là tập trung việc bản địa hóa hệ điều hành Linux. Sau nhiều



                                    nỗ lực nghiên cứu và thử nghiệm, tháng 12/2002, Việt Nam lần đầu


                                    tiên đã có một hệ điều hành riêng bằng tiếng mẹ đẻ - hệ điều hành



                                    Linux của CMC và được cài đặt trên máy tính CMS tại Việt Nam. Không


                                    còn những thuật ngữ tiếng Anh khó hiểu, tất cả những gì hiển thị



                                    trên máy tính cá nhân được thay thế bằng tiếng Việt.










                                                                                                                                                                                                                       KIẾN TẠO DI SẢN SỐ                          33
   30   31   32   33   34   35   36   37   38   39   40