Page 124 - Xuan Giap Thin 2024 FINAL 2
P. 124

Bắt đầu đọc Muôn kiếp Nhân Sinh – Many lives, Many times

          của tác giả John Vũ tức Nguyên Phong.


          Nhìn tựa đề, chúng ta có thể mường tượng nội dung cuốn
          sách sẽ nói về muôn kiếp người cùng những hệ lụy qua hành

          động của mỗi người trong một kiếp nào đó. Sợi chỉ luân hồi

          và vận kiếp của mỗi người tiếp tục theo dòng thời gian, không
          kết chặt mà cũng không buông bỏ!


          Mời Bà Con theo dõi qua ngày tháng đong đưa trong thời
          Covid Wuhan và …diện bích!


          Những chữ đầu tiên đập vào mắt tôi trong phần giới thiệu

          cuốn  sách  là  “Khoa  học  và  trải  nghiệm  nội  tâm  –  Noetic
          science vì chữ nầy tôi chưa từng thấy bao giờ. Tôi ngạc nhiên khi thấy tác giả là một nhà

          khoa học nổi tiếng với tầm vóc quốc tế chuyển ngữ qua tiếng Việt chữ “neutrino” là hạt

          vi lượng. Theo tôi đó là …hạt trung tính hay “trung hòa tử”! (trang 10) Hay là tác giả có
          ngụ ý riêng nào đó!


          Tôi nghiệm mang mang khái niệm về ...”vạn vật đồng nhất thể” của tác giả để suy nghĩ

                                                                       trong  “trải  nghiệm  bình  yên”  về
                                                                       :”Tôi  thực  sự  là  ai?”  Tôi  rất  tâm

                                                                       đắc câu hỏi nầy. (trang 13). Để rồi
                                                                       tác  giả  kết  luận  …”bản  thể  đây

                                                                       chính là Tâm chân như” (trang 21)


                                                                       Tôi  học  được  chữ  THỨC.  Theo
                                                                       phái Duy thức – Vijnanamatra chia

                                                                       ra làm sáu căn: nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt,

          thân và ý (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, và óc). Ngoài ra còn thức thứ bảy là Căn thức – Mạt
          na thức và thức thứ tám là Tàng thức – A lại da thức.


          Rất khoa học khi tác giả phán “bất cứ hành động nào cũng tạo ra phản ứng”. (trang 24)








                                                                                                           124
   119   120   121   122   123   124   125   126   127   128   129