Page 187 - Xuan Giap Thin 2024 FINAL 2
P. 187

tên của năm âm lịch sẽ trùng cả hàng can lẫn hàng chi. Sáu mươi năm gọi là một “lục

              thập hoa giáp”.


              Theo cách lý luận này, năm mới 2024 theo âm lịch sẽ là năm Giáp Thìn, 60 năm trước là

              năm 1964 và 60 năm trước nữa là năm 1904. Người viết không muốn làm cho độc giả có

              tâm lý bi quan khi sắp bước sang năm mới nhưng những độc giả ở Việt Nam nếu đọc
              được sẽ có sự chuẩn bị về tinh thần để đối phó. Nếu không có gì không thuận lợi xãy ra

              sẽ là điều đáng mừng nhưng nếu “sự kiện năm Thìn” lặp lại như tinh thần “L’histoire

              est un perpétuel recommencement” thì cũng chủ động để coi đó là chuyện biết trước.


              Trận lụt năm Giáp Thìn 11/9/1904 đã cuốn trôi 4 vày (vài) cầu Trường Tiền Huế xuống
              sông Hương (*) trong lúc trận bão năm này “được xem là trận cuồng phong mạnh nhất

              từng đổ bộ vào Sài Gòn khiến 3.000 người chết, thiệt hại tài sản tương đương 1.000 tỷ

              đồng ngày nay.


              Trận bão năm Giáp Thìn không chỉ gây thiệt hại cho Sài Gòn mà hầu hết các tỉnh ở Nam

              Bộ đều bị ảnh hưởng. Trong đó, thiệt hại nặng nề nhất là Gò Công và vùng phụ cận với

              trên 60% nhà bị sập đổ, 5.000 người chết trôi ở các làng ven biển, 80% gia súc bị chết...
              Còn theo dân gian, truyền miệng qua thơ, vè thì số người chết khoảng "một muôn hai"

              (tức khoảng 12.000 người)”.(**).


              Cũng trong năm Giáp Thìn 1964 này, một trận lụt từ thượng nguồn sông Vu Gia vùng

              Trung Phước, mỏ than Nông Sơn ở miền núi Quảng Nam cũng gây ra thiệt hại khủng
              khiếp. Báo Người Lao động điện tử viết như sau: “Đã tròn 50 năm qua kể từ ngày xảy ra

              trận lụt vào ngày mùng 6 tháng 10 năm Giáp Thìn 1964, dọc 2 bờ sông Thu Bồn, Vu Gia

              (tỉnh Quảng Nam) vẫn đã mọc lên những triền xanh ôm gọn những xóm làng yên bình.
              Vào ngày đó, đi sâu vào từng ngõ xóm dễ dàng thấy được nhà nào cũng nghi ngút khói

              hương để chuẩn bị cho đám giỗ. Trong đó, làng Đông An (xã Quế Phước, huyện Nông

              Sơn, tỉnh Quảng Nam bây giờ) là nơi hứng chịu tang thương nhiều nhất khi lũ đã cuốn
              trôi toàn bộ nhà cửa, san bằng làng mạc và đớn đau nhất là cuốn đi gần hết người trong

              làng, chỉ để lại 19 người”.(3).


              Nhà thơ Tường Linh (1931 – 2021) người Quảng Nam có mấy câu trong bài thơ “Thảm

              nạn quê hương” mô tả tình trạng này như sau:
                                                                                                               187
   182   183   184   185   186   187   188   189   190   191   192