Page 193 - Xuan Giap Thin 2024 FINAL 2
P. 193

Tả về người già, người ta thường dùng hình ảnh “đầu bạc răng long” hay “da mồi tóc

              bạc”. Việc này ở tôi là có thật, tóc ít dần đi, sợi tóc mềm so với thời trai trẻ và răng thì tùy

              người, có lúc “vô tổ chức kỷ luật” như bài hát “Răng đi tìm tự do” hồi xưa đã nghe. Da
              không còn láng (vì chất nhờn tiết ra ít dần), cũng không còn mùi thơm mà chuyển sang

              mùi khét như khét nắng và có người tuổi càng cao thì xuất hiện tàn nhang, đồi mồi khá
              nhiều.


              Thị lực và thính lực cũng giảm đi. Người lạc quan thường cho rằng đây là sự an bài tuyệt
              vời của tạo hóa, mắt nhìn yếu và tai nghễnh ngãng để khỏi nghe/ thấy những chuyện

              “trái tai gai mắt” ở đời. “Đi vào hoàng hôn của cuộc đời, như đi vào vùng ánh sáng điều

              hòa, ít chói chang hơn, mắt khỏi bị lóa bởi những rực rỡ của bao ham muốn. Người ta
              nhìn mọi vật đúng với thực chất của nó”. Đây là nhận định về người sau 60 tuổi của một

              tác gia tôi sẽ nhắc đến ngay dưới đây. Đó là:

              Nhà văn Pháp, André Maurois (1885 – 1967), trong các tác phẩm của mình, viết về tuổi

              già, rất thích: “Kỳ lạ thay cái tuổi già! Không ai nghĩ mình sẽ già! Họa chăng là kẻ khác

              có thể già còn mình thì không. Cho đến một hôm gặp lại người bạn cũ của 30 năm về
              trước, thấy trên nét mặt bạn mình nét già nua tuổi tác, mới chợt giật mình nhưng cũng

              nghĩ đó là chuyện của bạn. Già đến với ta một cách từ từ, khó mà nhận biết”. (trích dẫn

              bởi BS Đỗ Hồng Ngọc trong “Già ơi, chào bạn”). Tôi liên tưởng đến việc này khi, rất
              nhiều lần, gặp lại bạn cũ, học trò xưa, thấy nhiều người già đi, chợt nghĩ lại mình . . . Thì

              ra, mình cũng không khác gì họ!

              Cách đây 14 năm, hồi cuối tháng 5/2008, tôi có dịp cùng vài anh bạn từ Nha Trang lên

              Phương Bối Am (Bảo Lộc) thăm nhà thơ Nguyễn Đức Sơn (Sơn núi – tác giả “Sao trên

              rừng”). Câu chuyện giữa chúng tôi và anh kéo dài cả buổi, liên quan đến nhiều vấn đề
              nhưng anh vẫn lặp lại nhiều lần ý này: “Sống trên 60 tuổi là lời lắm rồi, tuổi càng cao thì

              lời càng nhiều!”. Hồi đó, tôi mới 58 tuổi và anh đã 71. Bây giờ thì. . . tôi lời hơn anh lúc
              đó rồi!


              Nhớ lại, hôm đến chúc Tết bạn bè tuổi hàng 7, hàng 8. Câu chuyện xoay quanh vấn đề
              sức khỏe và tuổi tác, chúng tôi có nhiều mẫu số chung về biểu hiện của. . . tuổi già, kể cả

              một anh bạn nhà văn ở xa gọi về thăm và chúc Tết. Tất cả đều có những bước chuẩn bị

              về thân, tâm, có một “kế hoạch già”, một “nghệ thuật già”nên họ biết hưởng thứ hạnh
              phúc trời cho kiểu “hưởng lạc dư niên” của người xưa. Mừng cho họ và mừng cho nhau

                                                                                                               193
   188   189   190   191   192   193   194   195   196   197   198