Page 17 - chủ đề 5
P. 17
+ Thực trạng thực hiện quyền của trẻ em ở địa phương, đơn vị.
Những vấn đề vi phạm quyền trẻ em tại địa phương.
+ Các vấn đề tại địa phương liên quan đến trẻ em.
Hình thức, tiến trình: Trẻ em phát biểu, thảo luận, tranh luận theo mô hình một
phiên làm việc của Hội đồng nhân dân. Sau khi trẻ em phản ánh ý kiến, đại diện Ban
tham vấn phát biểu về các kiến nghị của trẻ em. Người điều hành các phiên họp của Hội
đồng trẻ em phát biểu tổng hợp ý kiến.
5.3.4. Câu lạc bộ quyền trẻ em
a. Mục đích
Để trẻ em được hoạt động trong môi trường nhóm, tăng cường giao tiếp xã hội
về thực hiện quyền và bổn phận của mình; được trang bị kiến thức, kỹ năng để trẻ em
phát triển toàn diện.
b. Lựa chọn trẻ em
- Trẻ em tham gia Câu lạc bộ quyền trẻ em cần đảm bảo các tiêu chí sau đây:
- Tự nguyện tham gia;
- Được cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em đồng ý;
- Có tinh thần trách nhiệm với tập thể, nhóm bạn;
- Tự tin, có mong muốn làm việc nhóm;
- Bảo đảm cơ cấu các độ tuổi tham gia khác nhau để bảo đảm tính kế thừa khi trẻ
em tham gia.
- Câu lạc bộ.
c.Quy trình tổ chức và hoạt động của mô hình
Thành lập Câu lạc bộ quyền trẻ em Công chức Văn hóa - xã hội hoặc người làm công tác
bảo vệ trẻ em cấp xã hoặc giáo viên của nhà trường (gọi chung là người hướng dẫn hoạt
động Câu lạc bộ): Hướng dẫn nhóm trẻ em xây dựng kế hoạch thành lập Câu lạc bộ;
trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Hiệu trưởng nhà trường duyệt kế hoạch và
các quyết định thành lập Câu lạc bộ quyền trẻ em.
Sau khi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Hiệu trưởng nhà trường ký văn bản
thành lập Câu lạc bộ, Ban chủ nhiệm và quy chế hoạt động của Câu lạc bộ và tổ chức lễ
ra mắt Câu lạc bộ.
*Bầu Ban chủ nhiệm và các tiểu ban
16