Page 284 - Di san van hoa An Duong
P. 284

- Tượng đức ông: Tượng được tạc theo phong cách tượng tròn, kích thước
              tương đương người thực. Tượng được tạc ngồi trên bệ, dáng vẻ khoan thai, tự tại.
              Đầu đội mũ cánh chuồn, khuôn mặt quắc thước, sắc mặt đỏ, râu để 3 chỏm, mình
              mặc triều phục, bối tử chạm biểu tượng hổ phù hàm thọ, ngang bụng thắt đai,

              chân đi hia. Tượng có niên đại Nguyễn (thế kỷ XIX).

                   - Nhà tổ chùa còn lưu giữ hai pho tượng sư tổ. Tượng có kích thước tương
              đương người thực, được tạc ngồi trên bệ, tư thế thiền định. Tượng có niên đại
              Nguyễn (cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX).

                   Hằng năm, nhân dân địa phương tổ chức sinh hoạt văn hoá, lễ hội truyền

              thống theo âm lịch. Ngày mùng 10 tháng 11, làm lễ đóng đám. Trong lễ hội có tổ
              chức rước kiệu thánh từ miếu về đình tế lễ ba ngày, hết hội lại rước thánh trở về
              miếu an vị. Ngày 20 tháng 5 tổ chức lễ kỵ thành hoàng làng. Ngày mùng 10 tháng

              3 tổ chức lễ giỗ mẫu.

                   Trong lễ hội cũng như các dịp sự lệ của làng, nhân dân thường chuẩn bị
              bánh dầy, thịt lợn sống để tế Thành hoàng làng.

                   Chùa tổ chức lễ Phật đản vào ngày 15 tháng 4 âm lịch, lễ Vu Lan ngày 15 tháng
              7 và các ngày sóc, vọng hàng tháng. Phẩm vật dâng Phật là cỗ chay như xôi, oản.

                   Đình, chùa làng Đình Ngọ là công trình tín ngưỡng, tôn giáo quan trọng
              không thể thiếu trong đời sống tâm linh của cộng đồng người dân địa phương.
              Trải qua những thăng trầm của lịch sử, đến nay, đình và chùa làng Đình Ngọ

              mang trong nó nhiều giá trị lịch sử, văn hoá, giáo dục sâu sắc. Ngôi đình thờ
              Thành hoàng là một vị đại quan, Tiến sĩ triều Trần đã khẳng định rõ nét huyện An
              Dương là vùng đất có truyền thống khoa bảng rất sớm của thành phố Hải Phòng.

              Cùng với các di tích xếp hạng khác của xã Hồng Phong, như đình Hạ Đỗ, đình Hỗ
              Đông, đình Hoàng Lâu, tạo nên quần thể di tích rất hấp dẫn cho du khách về với
              vùng đất cổ, giầu truyền thống văn hiến.



















                                                  DI SẢN VĂN HÓA TIÊU BIỂU HUYỆN AN DƯƠNG    284
   279   280   281   282   283   284   285   286   287   288   289