Page 3 - BÀI DỰ THI LUẬT PHÒNG CHỐNG MA TÚY TẬP 1
P. 3

LỜI NÓI ĐẦU


                    Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đất nước ta đã và đang thực
             hiện đường lối đổi mới và đã thu được những thành tựu quan trọng: kinh tế đất nước

             luôn tăng trưởng ở mức cao và ổn định, đời sống của nhân dân từng bước được cải
             thiện, chính trị ổn định, an ninh quốc phòng được giữ vững, quan hệ với nước ngoài

             được mở rộng, an sinh xã hội được thực hiện ngày một tốt hơn. Tuy nhiên, bên cạnh
             những thành tựu đạt được, dưới tác động của mặt trái kinh tế thị trường, của việc mở

             cửa hội nhập và xu hướng toàn cầu hóa đã nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp trong đời

             sống xã hội, trong đó tệ nạn ma túy là một trong những vấn đề nhức nhối đang được
             toàn xã hội quan tâm. Ma túy làm gia tăng tội phạm, khánh kiệt kinh tế, phá hoại
             hạnh  phúc  gia  đình,  suy  thoái  nòi  giống  dân  tộc,  cầu  nối  cho  căn  bệnh  thế  kỷ

             HIV/AIDS.

                     Với vai trò của pháp luật trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội nên thời gian
             qua Nhà nước đã tập trung xây dựng và ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật.

             Trong đó, việc ban hành các văn bản pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội nói
             chung và phòng chống ma túy nói riêng được Đảng, Nhà nước rất quan tâm. Luật

             phòng chống ma túy được Quốc hội thông qua ngày 09/12/2000 là văn bản pháp luật
             quan trọng nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội trong cuộc đấu tranh

             phòng chống ma túy.
                    Tuy nhiên, Khi Bộ Luật hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009 có hiệu

             lực thi hành, thì hành vi sử dụng trái phép chất ma túy không bị coi là tội phạm và
             không bị xử lý hình sự. Đây là một trong những nguyên nhân, khiến tình trạng sử

             dụng trái phép chất ma túy ngày càng phức tạp, đặc biệt là việc sử dụng ma túy tổng
             hợp. Mặc dù Luật phòng chống ma túy năm 2000 (sửa đổi, bổ sung năm 2008) đã

             tạo hành lang pháp lý cho công tác phòng chống ma túy. Nhưng chưa thể đáp ứng
             yêu cầu của thực tiễn, khi mà Luật chưa có quy định về quản lý người sử dụng trái

             phép chất ma túy cũng như quy định về công tác cai nghiện còn một số bất cập.

                   Thực tiễn đó đã đặt ra yêu cầu phải xây dựng Luật Phòng, chống ma túy (sửa
             đổi) mới để thể chế hóa quan điểm của Đảng, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về

             công tác phòng, chống ma túy, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ, hiệu lực, hiệu quả
             của công tác phòng, chống ma túy trong tình hình mới. Bên cạnh đó, cũng đặt ra yêu

             cầu cho toàn thể quần chúng nhân dân, cán bộ, đảng viên phải tìm hiểu Luật Phòng,
             chống ma túy số 73/2021/QH14 ngày 30/03/2021 của Quốc hội nước Cộng hòa xã

             hội chủ nghĩa Việt Nam.
   1   2   3   4   5   6   7   8