Page 7 - BÀI DỰ THI LUẬT PHÒNG CHỐNG MA TÚY TẬP 1
P. 7
CÂU 1:
SỰ CẦN THIẾT BAN HÀNH LUẬT PHÒNG CHỐNG MA TÚY NĂM 2021?
NỘI DUNG CƠ BẢN VÀ NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA LUẬT?
Ngày 30/3/2021, tại kỳ họp thứ 11, Quốc hội khoá XIV đã thông qua Luật
Phòng, chống ma tuý (Luật số 73/2021/QH14), có hiệu lực thi hành từ ngày
01/01/2022.
I. Sự cần thiết phải ban hành Luật Phòng, chống ma túy
2021
nămnam 2021
Trong những năm qua, cùng với quá trình đổi mới, hội nhập và phát triển đất
nước, công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật
nói chung và pháp luật về Phòng, chống ma túy nói riêng luôn được Đảng và Nhà
nước ta quan tâm. Trong đó việc ban hành Luật Phòng, chống ma túy năm 2021 xuất
phát từ những cơ sở chính trị, pháp lý và cơ sở thực tiễn sau:
1. Cơ sở chính trị, cơ sở pháp lý:
Một là, xuất phát từ yêu cầu hoàn thiện pháp luật trong Văn kiện
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII:
Trong những năm qua, hệ thống pháp luật đang dần được hoàn thiện, có
nhiều đổi mới, tiến bộ rõ rệt, chất lượng không ngừng được nâng lên. Hệ thống
pháp luật đã và đang được xây dựng, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với chuẩn
mực chung của thế giới và thực tiễn mới ở nước ta, đảm bảo tính khả thi cao
hơn, đáp ứng yêu cầu của quá trình đẩy mạnh đồng bộ, toàn diện công cuộc đổi
mới, hội nhập và phát triển đất nước. Tuy nhiên, so với thực tiễn phát triển đất
nước, công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và tổ chức thi hành pháp
luật vẫn còn một số bất cập, hạn chế.
Những điều này đã được nhấn mạnh trong các báo cáo nghiên cứu, tổng kết, các
văn kiện Đại hội XII của Đảng “Hệ thống pháp luật nước ta vẫn còn chưa đồng bộ,
thiếu thống nhất, tính khả thi thấp, chậm đi vào cuộc sống. Cơ chế xây dựng, sửa đổi
pháp luật còn nhiều bất hợp lý và chưa được coi trọng đổi mới, hoàn thiện. Tiến độ
xây dựng luật và pháp lệnh còn chậm, chất lượng các văn bản chưa cao. Việc nghiên
cứu và tổ chức thực hiện các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên chưa được
quan tâm đầy đủ. Hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật còn
hạn chế. Thiết chế bảo đảm thi hành pháp luật còn thiếu và yếu”. xây dựng luật và
1