Page 14 - Giao trinh quoc phong & an ninh
P. 14
lộ quân và dân binh, thổ bỉnh). Trong xây dựng quân đội, thì chú. họng chất
lượng hơn số lượng (binh quý hồ tinh, bất quý hồ đa).
- Thực hiện “bang giao hòa hiếu ”, ngăn chặn “họa binh đao ” cho
đất nước. Khát vọng hòa bình luôn là ước mơ cháy bỏng trong tâm khảm
của mỗi người dân Đại Việt. Khát vọng đó được thể hiện rất rõ trong quá
trình giữ nước và dựng nước của các triều đại phong kiến Việt Nam. Khỉ đất
nước bị xâm lăng, mỗi người dân phải cầm vũ khí để tự vệ, nhưng vẫn thực
hiện tư tưởng “không đuổi cùng diệt tận những kẻ bại trận”, “mưu phạt công
tâm”, đánh vào lòng người để muôn đời dập tát chiến tranh. Khỉ đất nước
hòa bỉnh thì thực hiện “bang giao hòa hiếu” để giữ yên bờ cõi và cuộc sống
thanh bình cho muôn dân. Tinh thần hòa hiếu để bảo vệ Tổ quốc được thể
hiện khá đầy đủ trong chủ trương của Lê Lợi, Nguyễn Trãi: “Nghĩ về kế lâu
dài của nhà nước; Tha kẻ hàng mười vạn sĩ binh; Sửa hòa hiếu cho hai nước;
7
tắt muôn đời chiến tranh” .
Những kinh nghiệm, truyền thống quý báu trong kế sách, mưu lược giữ
nước trên đây của ông cha ta được truyền nối qua nhiều thế hệ, trở thành tài
sản tinh thần của nhân dân ta trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc Việt Nam.
1.2. Học thuyết Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ Tỗ quốc
Qụa kinh nghiệm Công xã Pari năm 1871, C.Mác-Ph.Ăngghen cho
rằng, sau khi giành được chỉnh quyền, giai cấp vô sản phải nhanh chóng
củng cố nền chuyên chính vô sản, củng cố khối liên minh công nông, giải
giáp quân đội cũ, vũ trang toàn dân, thành lập các đội Tự vệ công nhân, xây
dụng xã hội mới, kiên quyết tiến công đập tan mọi hành động phản kháng
của giai cấp tư sản. Đó là những tư tưởng đặt nền tảng cho học thuyết bảo
vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
V.I.Lênin phát hiện quy luật phát triển không đều vê kinh tế, chính trị
của chủ nghĩa tư bản trong thời đại đế quốc chủ nghĩa và đi đến kết luận hết
sức quan trọng: trong điều kiện lịch sử mới, giai cấp vô sản có thể giành
được chính quyền ở mắt xích yếu nhất của chủ nghĩa tư bản, cách mạng vô
7 Viện Sử học: Nguyễn Trãi Toàn tập, Nxb.Khoa học xã hội, H. 1976, tr.87.
17