Page 256 - Giao trinh quoc phong & an ninh
P. 256
ngay cả khi thủy triều dâng cao nhất. Độ cao của đảo có thể thay đổi từ vài mét
đến vài nghìn mét.
- Quần đảo: thường được chỉ một nhóm đảo năm gần nhau và chiếm một
vùng biển có diện tích không hạn chế (ví dụ quần đảo Indonesia có diện tích hàng
2
2
triệu km , quần đảo Trường Sa của Việt Nam có diện tích gần 200.000km ).
2
- Hòn: thường được dùng chỉ các đảo có diện tích nhỏ dưới Ikm và độ cao
cũng thấp hơn so với đảo (ví dụ Hòn Tre, Hòn Trứng Lớn....).
- Bãi: thường được dùng chỉ một vùng đất nhô lên khỏi mặt nước khi thủy
triều xuống và bị ngập nước khi thủy triều lên.
- Bãi ngầm: thường được chỉ những khu vực có kích thước đáng kể bị ngập
dưới mặt nước tương đối sâu, có thể tới vài chục mét hoặc hàng trăm mét.
- Đảo san hô: là loại hình đảo được tạo thành từ san hô. Trong quá trình
thành tạo, san hô tụ họp với nhau, tiết ra chất đá vôi tạo nên những “cây” san hô
không ngừng sinh sôi nầy nở.
1.2.2. Chế độ pháp lý trong Luật Biển Việt Nam (Luật số 18/2012/QH13)
Bằng việc phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982
vào ngày 23-6-1994 (Công ước có hiệu lực từ ngày 16-11- 1994), Việt Nam đã tỏ
rõ ý chí thực hiện các quyền trong các giới hạn cho phép của Công ước, có tính
đến quyền tự do của các quốc gia khác. Cùng với việc phê chuẩn Công ước Luật
biển năm 1982 của Liên hợp quốc, Việt Nam cũng phê chuấn một số Công ước
biển chuyên ngành về Hàng hải quốc tế về IMO, Công ước SOLAS về cứu hộ
trên biển, London 1-11-1974, Công ước về mớn nước, Công ước MARPOL ngày
2-11-1973 và phần bổ sung năm 1978 về phòng, chống ô nhiễm biển.
Trong Luật Biển Việt Nam và các văn bản pháp lý khác, các vùng biển
Việt Nam được quy định trên cơ sở các công ước đã phê chuẩn và có những
quy định cụ thể như sau:
* Vùng nước nội thủy
Theo định nghĩa trong Tuyên bổ của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam về đường cơ sở dùng để tỉnh chiều rộng lãnh hải, năm
1982 tại điểm 5: “Vùng nước phía trong đường cơ sở và giáp với bờ biển, hải
279