Page 315 - Trinh bay Dia chi Quang Yen (Ver-2020 online)
P. 315
Phaàn III: Heä thoáng chính trò 315
Công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng
Công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng được chú trọng. Chi bộ Viện kiểm sát tập trung
quán triệt, tổ chức thực hiện nghiêm các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, đặc biệt là đẩy
mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo tinh thần
Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị khóa XII, Nghị quyết Trung ương
4 khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về
tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”
trong nội bộ, Kết luận số 21-KL/TW ngày 25/10/2021 của Ban Chấp hành Trung ương
về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn,
đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống,
biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”... đến toàn thể đảng viên và cán bộ ngành
Kiểm sát. Qua đánh giá chung, không có cán bộ và đảng viên có biểu hiện vi phạm.
Với những đóng góp cho ngành Kiểm sát, Viện kiểm sát nhân dân thị xã được Chủ
tịch nước tặng 1 Huân chương Lao động hạng Ba, 1 Bằng khen của Thủ tướng Chính
phủ và nhiều năm được Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Chủ tịch Ủy ban nhân dân
tỉnh Quảng Ninh tặng Cờ thi đua, Bằng khen. Phát huy những thành tích đạt được,
Viện kiểm sát nhân dân thị xã tiếp tục triển khai thực hiện các phong trào thi đua yêu
nước, phấn đấu hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ, xây dựng cơ quan, đơn vị vững mạnh.
Trải qua quá trình xây dựng và phát triển, mặc dù công tác của ngành còn gặp nhiều
khó khăn, thử thách nhưng các thế hệ cán bộ, công chức luôn đoàn kết cùng nhau vượt
qua khó khăn, thường xuyên trau dồi kiến thức, nâng cao trình độ, kỹ năng, nghiệp
vụ, góp phần xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, trở
thành chỗ dựa của công dân trong việc bảo vệ công lý, quyền con người, quyền công dân,
góp phần thực hiện thắng lợi lời dạy của Bác đối với cán bộ Kiểm sát: “Công minh, chính
trực, khách quan, thận trọng, khiêm tốn”.
III. Ban Chỉ huy Quân sự thị xã Quảng Yên
1. Quá trình hình thành và phát triển
Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, ở Yên Hưng, để đáp ứng được sự phát triển
của phong trào cách mạng và chuẩn bị cho khởi nghĩa giành chính quyền, các tổ du kích
và đội danh dự vũ trang được thành lập. Đây cũng là tiền đề cho sự phát triển của lực
lượng vũ trang huyện Yên Hưng sau này.
Tháng 4/1945, nhiều tổ du kích được bí mật thành lập ở các xã trong huyện Yên Hưng
và được trang bị một số loại vũ khí như súng trường, lựu đạn, dao găm. Tại Rãng Động,
“Đội danh dự vũ trang” được thành lập, trở thành nòng cốt cho phong trào Việt Minh
trong vùng.
Tháng 7/1945, trước những diễn biến phức tạp của tình hình tại khu vực thị xã
Quảng Yên và huyện Yên Hưng, Ban Chỉ huy Chiến khu Trần Hưng Đạo quyết định
đánh chiếm tỉnh lỵ Quảng Yên ngay trong ngày 20/7/1945 với sự hỗ trợ của đông đảo
quần chúng nhân dân địa phương. Đồng chí Nguyễn Bình dẫn một tổ tự vệ vào dinh
Tỉnh trưởng bắt giữ Tỉnh trưởng và bọn Đại Việt, tuyên bố làm chủ khu vực tỉnh lỵ. Đến
21 giờ tối ngày 20/7/1945, toàn bộ trại Bảo an binh đầu hàng, ta thu được gần 500 súng