Page 328 - Trinh bay Dia chi Quang Yen (Ver-2020 online)
P. 328

328    Ñòa chí Quaûng Yeân



               chống phá. Trước tình hình đó, thực hiện sự chỉ đạo của cấp trên, Công an huyện Yên
               Hưng tổ chức nhiều đợt phá tề, trừ gian, phối hợp với các lực lượng tấn công vào những
               vị trí quan trọng của địch, đồng thời tham gia bảo vệ Đảng, chính quyền và phong trào
               cách mạng của nhân dân.
                  Từ ngày 26 - 28/4/1949, lực lượng công an phối hợp với bộ đội bao vây, tấn công các vị
               trí quân sự của địch ở thị xã Quảng Yên, tiêu hao nhiều sinh lực và phương tiện chiến
               tranh của địch, làm chủ hoàn toàn thị xã. Tại huyện Yên Hưng, ta phá được 2/3 ngụy
               quyền tại các làng hội tề trong huyện.

                  Thực hiện chiến dịch “Tuần lễ quấy rối địch”, lực lượng công an, du kích và cán bộ
               cách mạng phát động quần chúng nổi dậy phá tề, trừ gian ở vùng địch hậu và các khu
               vực trong và ngoài thị xã Quảng Yên. Nhiều tên cường hào, Việt gian bị trừng trị, hệ
               thống hội tề ở 51/67 thôn thuộc huyện Yên Hưng bị phá vỡ. Đến tháng 12/1949, toàn bộ
               hệ thống hội tề, hương dũng ở khu vực Hà Nam tan rã.

                  Song song với đấu tranh phá tề, trừ gian, Công an huyện Yên Hưng mở nhiều đợt tấn
               công đánh vào kinh tế của địch như: tổ chức đánh chiếm 7 thuyền chở vật liệu xây dựng
               ngày 04/02/1950, phối hợp với đội trật tự xã Liên Hòa bắt một thuyền than ngày 05/3/1950,
               phá 5 thuyền chở cát, sỏi, than vào ngày 15/5/1950... gây cho địch nhiều thiệt hại.

                  Cũng từ năm 1950, thực dân Pháp tăng cường sử dụng những thủ đoạn chính trị, lợi
               dụng tôn giáo để chia rẽ, lôi kéo nhân dân vào các tổ chức tôn giáo chống Cộng, đồng
               thời tăng cường các hoạt động gián điệp, biệt kích. Thực hiện sự chỉ đạo của Huyện ủy
               Yên Hưng, lực lượng công an phối hợp với cán bộ dân vận, tôn giáo tổ chức tuyên truyền,
               giáo dục, chỉ rõ những âm mưu lợi dụng tôn giáo của kẻ thù để chống phá cách mạng cho
               nhân dân, một số cán bộ được cử về Yên Trì hoạt động trong đồng bào Công giáo đã kịp
               thời phát hiện và trấn áp các phần tử phản động, chống phá như các tên: Vũ Đức Nhạc,
               Phạm Văn Thuyết, Vũ Điều Dao, Nguyễn Thế Tập...

                  Từ năm 1954, tổ chức Quốc dân Đảng lợi dụng những chuyển biến lớn về chính trị đã
               tuyên truyền, vận động, lôi kéo một bộ phận nhân dân thành lập các tổ chức phản động,
               lừa bịp nhân dân góp tiền mua súng để cướp chính quyền, đồng thời củng cố các nghiệp
               đoàn và tiến tới thành lập các nghiệp đoàn thương gia ở Yên Hưng. Trước tình hình đó,
               Ty Công an tỉnh Quảng Yên chỉ đạo công an các huyện, thị xã trong tỉnh chống lại các
               âm mưu, hoạt động của kẻ thù.

                  Ngày 07/5/1954, Chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc thắng lợi. Ngày 20/7/1954, Hiệp
               định Giơ-ne-vơ được ký kết. Theo Hiệp định, thị xã Quảng Yên và huyện Yên Hưng
               nằm trong vùng tập kết 300 ngày của thực dân Pháp trước khi rút khỏi miền Bắc nước
               ta. Lợi dụng vấn đề tôn giáo, thực dân Pháp đưa hàng trăm giáo dân từ Bùi Chu, Phát
               Diệm cùng mật vụ đến hầu hết các gia đình giáo dân ở Yên Trì (xã Hiệp Hòa) để tuyên
               truyền, cưỡng ép giáo dân di cư vào Nam. Nắm bắt được tình hình, Công an huyện Yên
               Hưng cùng Ban Công an xã và những giáo dân tiến bộ xuống các địa phương đông đồng
               bào Công giáo để tuyên truyền, giải thích chủ trương, chính sách của Đảng và Chính
               phủ về công tác tôn giáo cũng như vạch trần âm mưu của địch, vận động nhân dân ở lại
               quê hương yên tâm sản xuất. Qua tuyên truyền, phần lớn giáo dân nhận thấy được âm
               mưu của địch nên đã yên tâm ở lại quê hương, góp phần làm thất bại âm mưu của thực
               dân Pháp cưỡng ép 8.000 đồng bào Công giáo ở Yên Trì di cư vào Nam.
   323   324   325   326   327   328   329   330   331   332   333