Page 327 - Trinh bay Dia chi Quang Yen (Ver-2020 online)
P. 327

Phaàn III: Heä thoáng chính trò    327



               Công an huyện Yên Hưng được lựa chọn chủ yếu từ các tổ chức đảng, chính quyền, quân
               giải phóng, tự vệ thanh niên... nên nghiệp vụ của cán bộ, chiến sĩ còn hạn chế. Song với
               tinh thần cách mạng, Công an huyện Yên Hưng khắc phục những khó khăn, tập trung
               lực lượng, đẩy mạnh đấu tranh chống nội gián, gián điệp, bảo vệ cuộc Tổng tuyển cử bầu
               đại biểu Quốc hội năm 1946, bảo vệ chính quyền cách mạng và bảo vệ nhân dân.
                  Để chuẩn bị cho kháng chiến lâu dài, ngày 13/3/1947, Bội Nội vụ ban hành Nghị định
               số 36/NV về việc thành lập Quận Công an thuộc tỉnh, theo đó Quận Công an huyện Yên
               Hưng được thành lập.

                  Ngày 09/3/1948, Bộ Nội vụ ban hành Thông tư số 113/NV về tổ chức trật tự xã. Thực
               hiện Thông tư, Công an huyện Yên Hưng tham mưu cho Ủy ban kháng chiến hành
               chính huyện chỉ đạo các xã triển khai tổ chức sắp xếp, kiện toàn lực lượng. Mỗi xã có 1
               đồng chí làm ủy viên trật tự, những xã có nhiều thôn cách biệt sẽ có một cán bộ làm tổ
               trưởng tổ trật tự thôn. Ủy viên trật tự có nhiệm vụ tổ chức, bố trí và kiểm soát sự tuần
               phòng trong xã, thi hành mệnh lệnh của Ủy ban kháng chiến hành chính và Ban Tư
               pháp xã, giúp các cơ quan công an việc cảnh giới và thông báo tin tức. Ủy viên trật tự xã
               và thôn sẽ được Công an huyện huấn luyện về chuyên môn, nghiệp vụ.

                  Thực hiện Nghị định số 219/NĐ ngày 05/4/1948 của Bộ Nội vụ về tổ chức lại bộ máy
               Công an huyện, Quận Công an huyện Yên Hưng tiến hành sắp xếp lại bộ máy tổ chức.
               Biên chế của Công an huyện gồm: vùng tự do, hạng nhất có 15 người, hạng nhì có 10
               người, hạng ba có 5 người; vùng tạm chiếm, hạng nhất có 22 người, hạng nhì có 16
               người, hạng ba có 10 người.
                  Ngày 10/10/1950, Bộ Nội vụ ban hành Nghị định số 438/NV về việc thành lập Ban
               Công an xã trong toàn quốc. Thực hiện Nghị định, Ban Công an các xã thuộc huyện Yên
               Hưng được thành lập. Ban Công an xã có nhiệm vụ bảo vệ tài sản của nhân dân, giữ gìn
               trật tự trị an và vệ sinh trong xã, ngăn ngừa và bài trừ các tệ nạn xã hội...

                  Năm 1952, thực hiện Nghị định số 09 ngày 03/01/1952 của Bộ Nội vụ về việc thành
               lập Công an huyện, Công an huyện Yên Hưng được thành lập thay thế cho Quận Công
               an Yên Hưng, tổ chức Công an huyện được sắp xếp, kiện toàn lại.

                  Từ năm 1955 - 1964, trên địa bàn thị xã Quảng Yên ngày nay tồn tại song song hai
               bộ máy công an: Đồn Công an thị xã Quảng Yên và Công an huyện Yên Hưng. Đến năm
               1964, thị xã Quảng Yên đổi thành thị trấn Quảng Yên, thuộc huyện Yên Hưng. Tổ chức
               bộ máy Công an huyện Yên Hưng được kiện toàn lại.

                  Năm 2011, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 100/NQ-CP về việc thành lập thị xã
               Quảng Yên và thành lập các phường thuộc thị xã Quảng Yên trên cơ sở toàn bộ diện tích
               tự nhiên và dân số của huyện Yên Hưng. Ngay sau đó, Công an huyện Yên Hưng được
               đổi tên thành Công an thị xã Quảng Yên.

                  2. Đóng góp của lực lượng Công an thị xã Quảng Yên qua các giai đoạn cách mạng
                  Thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1946 - 1955)

                  Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, địa bàn thị xã Quảng Yên và
               huyện Yên Hưng thường xuyên bị thực dân Pháp càn quét và các lực lượng phản động
   322   323   324   325   326   327   328   329   330   331   332