Page 322 - Trinh bay Dia chi Quang Yen (Ver-2020 online)
P. 322

322    Ñòa chí Quaûng Yeân



               các ngành thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Đảng về công tác quốc phòng - vũ trang
               địa phương; đồng thời chỉ đạo các cơ quan, đơn vị tập trung cán bộ, chiến sĩ tham gia
               thực hiện tốt các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. Bên cạnh đó, Ban Chỉ huy Quân
               sự huyện còn tập trung phát triển lực lượng vũ trang tại chỗ, thực hiện lệnh Tổng động
               viên, tăng cường chi viện cho cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc.
                  Về công tác xây dựng lực lượng, Ban Chỉ huy Quân sự huyện Yên Hưng tăng cường
               củng cố, kiện toàn đội ngũ cán bộ dân quân tự vệ ở cơ sở, kiện toàn các tiểu đội, trung
               đội dân quân tự vệ cơ động, duy trì chặt chẽ các chế độ sinh hoạt và đưa mọi hoạt động
               của lực lượng dân quân tự vệ đi vào nền nếp. Đến năm 1978, số lượng dân quân tự vệ
               của huyện là 11.313 người (chiếm 14% dân số), năm 1979 có 15.522 người (chiếm 18%
               dân số). Lực lượng dân quân thường xuyên được huấn luyện và luôn đặt trong trạng thái
               sẵn sàng chiến đấu.

                  Trên mặt trận sản xuất, để đảm bảo được nhu cầu của nhân dân trong huyện cũng
               như để cung cấp cho khu vực chiến sự, cơ quan quân sự huyện tổ chức sản xuất kinh
               tế, kết hợp cùng nhân dân tiến hành quai đê lấn biển để mở rộng vùng sản xuất nhằm
               cải thiện đời sống cán bộ, chiến sĩ. Mối quan hệ giữa cơ quan quân sự huyện với các ban
               ngành và các đơn vị chủ lực ngày càng gắn bó chặt chẽ.

                  Từ đầu năm 1978, việc người Hoa sinh sống ở Yên Hưng và các huyện khác trong tỉnh
               Quảng Ninh bỏ về nước đã gây nên tình trạng mất ổn định về chính trị - xã hội. Thực
               hiện chỉ đạo của cấp trên, ngày 28/5/1978, Ban Thường vụ Huyện ủy Yên Hưng tổ chức
               hội nghị phổ biến tình hình người Hoa bỏ về nước và quyết định của tỉnh về việc gấp
               rút đưa quân, dân đến thay thế người Hoa ở một số khu vực. Huyện nhanh chóng điều
               Trung đoàn Quang Trung lên đường làm nhiệm vụ biên giới, điều 200 dân quân dự bị
               ra làm nhiệm vụ tại huyện Cẩm Phả (nay là huyện Vân Đồn); huy động 1.248 hộ đi xây
               dựng vùng kinh tế mới, trong đó đến biên giới 835 hộ với 4.534 nhân khẩu (số còn lại
               đến khu kinh tế mới huyện Cẩm Phả).
                  Năm 1979, tình hình biên giới phía Bắc có nhiều diễn biến phức tạp. Huyện Yên
               Hưng mặc dù không phải vùng tác chiến trực tiếp nhưng là địa bàn tiếp giáp chiến
               trường, trở thành hậu phương trực tiếp của chiến trường. Vì vậy, nhiệm vụ hàng đầu
               của lực lượng vũ trang huyện là chuẩn bị chiến đấu, sẵn sàng chiến đấu, chi viện, hỗ trợ
               tối đa cho quân và dân ở tuyến đầu Tổ quốc.

                  Ban Chỉ huy Quân sự huyện đã huy động hàng vạn ngày công xây dựng các công
               trình, công sự, đào đắp hàng chục nghìn mét giao thông hào, hàng nghìn hầm, hố cá
               nhân, ụ bắn, các trận địa phòng không. Về lực lượng chiến đấu, tháng 3/1979, huyện
               thành lập tiểu đoàn bộ đội địa phương với hơn 500 chiến sĩ, được huấn luyện ngay lập
               tức để chi viện cho tiền tuyến; Ban Chỉ huy Quân sự tham mưu cho huyện động viên
               tuyển chọn 1.146 thanh niên nhập ngũ, đạt 101% chỉ tiêu được giao. Toàn huyện sản
               xuất hơn 400 tấn chông các loại, tham gia rào 7 km biên giới tại khu vực Thán Phún
               (Móng Cái) và Quảng Hà để chống địch lấn chiếm.

                  Tháng 4/1979, thực hiện quyết định của Ban Thường vụ Huyện ủy Yên Hưng, Đảng
               bộ lâm thời Ban Chỉ huy Quân sự huyện được thành lập. Ngay sau khi được thành lập,
               Đảng bộ nhanh chóng ổn định biên chế, tổ chức và đi vào hoạt động. Đến năm 1986,
   317   318   319   320   321   322   323   324   325   326   327